Với bé sơ sinh, việc kiểm tra phân và nước tiểu là cần thiết.
Đối với trẻ sơ sinh, việc kiểm tra phân và nước tiểu là việc làm cần thiết để cha mẹ biết được sức khỏe của trẻ.
Dưới đây là một vài thông số mà các bậc cha mẹ có thể tham khảo.
Kiểm tra phân
Thông thường, trong vòng 24 giờ sau khi sinh, trẻ sẽ bài tiết phân su. Phân su thường có màu lục đen, đặc dính, không có mùi thối. Phân su là do những chất bài tiết ở ruột, dạ dày, nước mật, tế bào biểu mô, lông thai, mỡ thai và nước ối ... thai nhi nuốt vào mà thành.
Sau khi sinh 2 - 3 ngày, trẻ bài tiết phân có màu nâu và dần dần phân của trẻ sẽ có màu vàng. Lúc này, thành phần dinh dưỡng mà trẻ được tiếp nhận sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phân.
Với bé sơ sinh, việc kiểm tra phân và nước tiểu là cần thiết. (Ảnh minh họa).
- Với trẻ được nuôi bằng sữa mẹ: thông thường thì số lần đại tiện của trẻ trong 1 ngày là 4-6 lần, thậm chí nhiều đến 7-8 lần. Phân của trẻ thường có màu vàng hay màu sậm, dạng cao mềm, mùi chua không thối. Tuy nhiên cùng là nuôi con bằng sữa mẹ nhưng những chất dinh dưỡng từ trong sữa của các mẹ cũng không giống nhau nên phân của các bé cũng không hoàn toàn giống nhau. Bên cạnh đó nếu núm vú của mẹ bị nứt, xuất huyết, sữa có máu đi vào đường tiêu hóa làm cho phân của trẻ có dạng nhựa đường, đây cũng là phân bình thường.
- Với trẻ được nuôi bằng sữa bò: trẻ thường đi đại tiện ít hơn trẻ được nuôi bằng sữa mẹ, thường từ 2 đến 4 lần trong ngày. Phân của trẻ thường có màu vàng nhạt, khá cứng và có mùi thối.
- Quan sát màu sắc và hình dạng của phân
Nếu phân có máu thì cha mẹ cần quan sát xem đó có phải là hiện tượng kinh giả hay không, hay là trẻ bị nứt hậu môn, ngoại thương...
Nếu phân có dạng nước loãng như canh trứng, màu xanh lá chuối thì có thể là cách mẹ cho trẻ bú chưa đúng, trẻ còn đói.
Nếu phân có màu trắng thì thường là do đường mật khép kín.
Kiểm tra nước tiểu
Thông thường trẻ sơ sinh bài tiết nước tiểu lần đầu trong quá trình sinh đẻ. Ngày đầu tiên chào đời trẻ có thể không bài tiết nước tiểu hoặc trẻ có thể bài tiết từ 1 đến 5 lần cũng là bình thường.
Những ngày sau đó căn cứ vào lượng hấp thu và tăng chế độ ăn uống mà trong 24 giờ trẻ có thể bài tiết nước tiểu 20 lần.
Nếu sau 48 giờ mà trẻ không đi tiểu thì nên xem xét xem hệ thống bài tiết nước tiểu của trẻ có phải trong nước tiểu của trẻ có nhiều urat kết tinh gây tắc nghẽn ống tiểu thận. Nếu lượng urat nhiều mà lượng protein ít thì trẻ có thể bài tiết nước tiểu có màu đỏ, cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước thì sẽ điều chỉnh được. Nếu sau khi cho trẻ uống nhiều nước mà vẫn không thay đổi thì cha mẹ nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ để chẩn đoán và điều trị.