Hơn 30 năm trước, một gia đình hiến muộn đã gây chấn động khi chào đón đứa con thụ tinh ống nghiệm vô cùng khỏe mạnh.
Đó là câu chuyện của gia đình ông Zhang Jizhong và bà Du Xinglin, sống tại vùng Tây Bắc - Trung Quốc. Lúc đó, dường như tất cả hy vọng về một đứa con đều bị dập tắt đối với gia đình vì bà gần như không thể có con. Mặc dù vậy, hai vợ chồng không ngừng nỗ lực tìm kiếm cho mình cơ hội được làm bố mẹ
Sau khi nghe trên đài phát thanh rằng một bệnh viện ở thủ đô đang thực hiện nghiên cứu về ống nghiệm, bà và chồng đã vượt một quãng đường dài đến Bắc Kinh để tìm cách có con. “Lúc đó tôi không biết ống nghiệm là gì, tôi chỉ muốn có con thôi”, bà Xinglin nói.
Trong suốt quá trình, bà Xinglin đã phải trải qua ba lần phẫu thuật ống nghiệm trong hai năm, rất đau đớn. Cuối cùng, sự cố gắng và nỗ lực của hai vợ chồng cũng như của đội ngũ bác sĩ tại bệnh viện, tin vui đã đến với hai vợ chồng: bé gái Mengzhu (Trịnh Mạnh Châu) chào đời vào ngày 10/3/1988 với trọng lượng 3,9kg. Sự ra đời của Mengzhu khi đó được coi là sự kiện chấn động Trung Quốc và đem lại hy vọng cho nhiều cặp vợ chồng vô sinh.
(Bà Du Xinglin hạnh phúc bế con gái đỏ hỏn trên tay vào 31 năm trước)
Nói về điều này, mặc dù thụ tinh ống nghiệm đã trở nên phổ biến ngày nay, nhưng thụ tinh bằng ống nghiệm vẫn còn rất xa lạ nhiều năm trước. Rất nhiều người không tin vào phương pháp này và cho rằng “trẻ sơ sinh trong ống nghiệm” không sống lâu, trí tuệ kém, thể lực kém.
Vậy “đứa trẻ” ấy bây giờ ra sao?
30 năm trôi qua kể từ ngày bà Xinglin chào đón Mengzhu đứa con gái bé bỏng của mình. Cô bé ấy giờ đã bước sang tuổi 32. Theo Sohu viết nguyên văn "Nhiều người chắc hẳn đã “thất vọng” vì cô không chỉ khỏe mạnh mà còn là một nhân viên y tế, cô làm việc tại bệnh viện nơi cô sinh ra và có một cuộc sống gia đình hạnh phúc".
Và vào ngày 15/4 vừa qua, tại chính bệnh viện này, Mengzhu cũng đã trở thành mẹ, hạ sinh một bé trai khỏe mạnh, kháu khỉnh. Bác sĩ cho biết bé nặng 3,85kg, dài 52cm, được sinh bằng phương pháp đẻ mổ. Theo cô, quá trình thụ thai con trai diễn ra hoàn toàn tự nhiên, không qua bất kỳ phương pháp hỗ trợ nào.
“Tôi cảm thấy hơi choáng váng và nghĩ rằng tất cả giống như một giấc mơ”, mẹ của Mengzhu, bà Xinglin chia sẻ, “Thời gian trôi thật nhanh, cuối cùng Mengzhu cũng tiếp tục được làm mẹ”.
(Zheng Mengzhu vui vẻ bên cạnh đứa con trai kháu khỉnh của mình)
Những đứa trẻ sinh ra nhờ IVF có phát triển bình thường không?
Công nghệ IVF đã giúp hơn 6,5 triệu trẻ em đến với thế giới này. Dưới đây là một số câu chuyện về những em bé IVF, họ được sinh ra và lớn lên vô cùng khỏe mạnh.
Louise Brown và Natalie Brown (Manchester, Anh)
Louise Brown dù nổi tiếng với tên gọi "đứa trẻ sinh ra trong ống nghiệm đầu tiên trên thế giới”, lại sống một cuộc đời bình thường, như một người bình thường - điều mẹ cô mong muốn. Cô làm công việc văn phòng ở một đơn vị vận chuyển trong khi chồng cô làm nhân viên giữ cửa ở khách sạn. Cô có hai con (tất cả đều được thụ thai và sinh ra vô cùng tự nhiên).
(Ảnh Louise lúc nhớ. Sự ra đời của Louise đánh dấu một bước tiến quan trọng của y học.)
Bốn năm sau khi Louise ra đời, em gái Natalie của cô trở thành người thứ 20 sinh ra nhờ IVF. Tháng 5/1999, Natalie trở thành đứa trẻ sinh ra trong ống nghiệm đầu tiên sinh con. Việc thụ thai và sinh con của cô hoàn toàn tự nhiên, xóa bỏ lo ngại rằng trẻ nữ ra sinh nhờ IVF sẽ không thể tự mang thai như bình thường.
Louise cho biết cô thực sự cảm thấy việc mình được sinh ra là một đặc quyền: “Thật tuyệt vời khi nghĩ tất cả bắt đầu từ cha mẹ tôi. Nhiều người nói với bố mẹ tôi rằng, nếu không nhờ cha mẹ tôi, họ sẽ không bao giờ có con”. Câu chuyện “sinh con trong ống nghiệm” của gia đình Brown đã giúp rất nhiều cặp vợ chồng hiến muộn có cơ hội sinh con.
(Louise (bên trái) và em gái Natalie có con một cách tự nhiên và sống cuộc đời bình dị, hạnh phúc)
Ba 'em bé' thụ tinh ống nghiệm đầu tiên ở Việt Nam
20 năm trước, đúng ngày 30-4-1998, Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ (TP.HCM) đã đón 3 em bé chào đời nhờ phương pháp IVF.
"Vào thời điểm đó trong xã hội, trong ngành y và ngay cả trong bệnh viện có nhiều dư luận không đồng tình, thậm chí chống đối việc triển khai IVF ở Việt Nam vì nhiều lý do khác nhau. Thậm chí một GS-TS trong ngành đã gửi thư cho Quốc hội đòi cấm IVF vì sợ rằng sẽ... sinh ra quái thai.
(Phạm Tường Lan Thy từng gây sốt với biệt danh “hotgirl ống nghiệm” là một trong 3 “em bé ống nghiệm” đầu tiên của Việt Nam)
Hiện tại, cả ba đều lớn lên rất bình thường và khỏe mạnh và đang học đại học. Trong đó cô bạn Phạm Tường Lan Thy được nhận học bổng và đang du học ở Nhật Bản, hai bạn Mai Quốc Bảo và Lưu Tuyết Trân đang học đại học ở Việt Nam.