Giải cứu trẻ bị sặc cháo: Phải biết!

Ngày 30/08/2013 14:47 PM (GMT+7)

Cha mẹ nên “bỏ túi” những kinh nghiệm sơ cứu tối quan trọng cho bé yêu.

Mới đây, thông tin về một bé gái 12 tháng tuổi bị tử vong tại trường mầm non được cho là vì lý do sặc cháo đã khiến rất nhiều chị em đang nuôi con nhỏ tỏ ra vô cùng hoang mang. Như cô bạn tôi đang cho con ăn dặm kiểu Nhật theo lý thuyết ăn thô sớm cũng bắt đầu thấy sợ, chuyển sang cho con ăn cháo xay thật kỹ. Nhìn bát cháo cô nàng chuẩn bị cho đứa con đã 10 tháng tuổi mà nghiền nhuyễn không còn ra hình món gì, thìa cháo múc lên thì lõng bõng toàn nước, có lẽ chẳng hơn sữa pha là mấy, tôi bỗng thấy buồn cười.

Đâu cần thiết phải quá nghiêm trọng như vậy, trẻ con rồi cũng phải ăn thô, sao mà húp cháo mãi được. Theo tôi, thay vì cho con ăn lõng bõng toàn nước để yên tâm, cha mẹ nên nên “bỏ túi” những kinh nghiệm sơ cứu tối quan trọng như cấp cứu trẻ khi bị sặc, cách nhận biết và cách phòng ngừa… có lẽ sẽ thiết thực hơn.

Phòng ngừa sặc cháo, sữa ở trẻ như thế nào:

- Không cho trẻ ăn uống khi nằm hay khi ngủ, khuyến khích trẻ không nên chạy nhảy, cười đùa trong khi ăn.

- Lựa chọn thức ăn phù hợp với lứa tuổi của trẻ và chế biến sao cho trẻ nhai và nuốt dễ dàng.

- Cho trẻ ăn từ từ từng muỗng nhỏ, không la mắng ép trẻ ăn nhanh vì nếu trẻ khóc hay nuốt vội vàng sẽ dễ làm trẻ sặc.

- Khi cho bú nên bồng trẻ trên tay với tư thế đầu và vai cao hơn chân, khi trẻ ọc sữa nghiêng đầu trẻ sang một bên để chất nôn không vào đường thở.

- Lấy hết các hạt trong trái cây khi cho trẻ ăn những loại quả như dưa hấu, mãng cầu…

- Kiểm tra cẩn thận thực phẩm khi chế biến, nhất là các loại cá, tôm, cua… Trước khi đem chế biến phải xay nhuyễn thật nhỏ, sau đó dùng vải lọc kỹ càng phần thịt, xương và vỏ.

- Trẻ vừa ăn xong phải cho uống nước để trôi, tuyệt đối không đặt con nằm ngửa ngay sau khi ăn.

Cách sơ cứu khi trẻ bị sặc:

1. Khi trẻ bị sặc sữa nhưng trẻ còn hồng hào, khóc được: cố gắng giữa trẻ yên nên đặt ở tư thế ngồi thở. Nếu bé nhỏ, mẹ bồng giữ yên trẻ, không can thiệp và đưa trẻ đến bệnh viện.

2. Nếu trẻ tím tái kéo dài, không khóc hoặc có thể ngưng thở: cần nhanh chóng gọi cấp cứu và trong khi chờ cấp cứu tiến hành nhanh thủ thuật “vỗ lưng ấn ngực”:

Giải cứu trẻ bị sặc cháo: Phải biết! - 1
Giải cứu trẻ bị sặc cháo: Phải biết! - 2

Đối với trẻ lớn ta làm thủ thuật Heimlich:

Khi trẻ còn tỉnh, đứng hay quỳ phía sau trẻ, vòng hai tay ngang trước người trẻ, đặt một nắm tay ngay vùng thượng vị, bàn tay còn lại đặt chồng lên, đột ngột nhấn mạnh và nhanh theo hướng từ dưới lên trên và từ trước ra sau, thực hiện 5 lần

Khi trẻ mê đặt trẻ nằm ngửa, qùy gối cạnh trẻ, đặt hai bàn tay lên nhau ở vùng dưới xương ức trẻ, đột ngột ấn mạnh và nhanh 5 lần theo hướng về phía đầu trẻ 

Sau đó kiểm tra miệng trẻ nếu thấy rõ dị vật được tống lên và có thể lấy ra dễ dàng thì móc dị vật ra, không được móc mù (không thấy dị vật) vì làm như vậy có thể đẩy dị vật vào sâu hơn, gây tắt nghẽn đường thở nhiều hơn.

Xem clip hướng dẫn thủ thuật Heimlich:

Trong trường hợp thất bại có thể thực hiện nhiều lần các thủ thuật trên đến khi nào dị vật được đẩy ra và trẻ thở lại bình thường. Nếu trẻ ngừng thở phải ngửa đầu, nâng cằm trẻ và hà hơi thổi ngạt, ấn tim ngoài lồng ngực. Bên cạnh việc thực hiện thủ thuật tống đẩy dị vật cho trẻ phải gọi ngay đội cấp cứu đến giúp đỡ và đưa trẻ vào bệnh viện.

Mẹ Chít Bon
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Mẹ và bé