Giãn ruột ở trẻ sơ sinh là một trong những quá trình phát triển trong giai đoạn mới chào đời của trẻ. Ngoài cách gọi này, dân gian vẫn thường gọi là giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh.
Trung bình, bé sẽ đi ngoài rất nhiều lần trong ngày, khoảng từ 4-5 lần/ngày. Tuy vậy, bắt đầu bước sang tuần thứ 8 thì bỗng nhiên mẹ sẽ thấy bé không đi thường xuyên mỗi ngày nữa, thậm chí, 4-5 ngày vẫn chưa thấy bé đi ngoài khiến không ít mẹ bị lo ngại con mình bị táo bón. Tuy nhiên, theo các bác sĩ thì đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường, thường được gọi là thời kỳ giãn ruột của trẻ sơ sinh.
Giãn ruột ở trẻ sơ sinh là một giai đoạn phát triển sinh lý bình thường. (Ảnh minh họa)
Hiện tượng giãn ruột ở trẻ sơ sinh là gì?
Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa, hiện giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh có nghĩa là quá trình phát triển và tăng thể tích của ruột hơn ở mức bình thường. Cách gọi thông thường là giãn ruột sinh lý hay hiện tượng giãn ruột của trẻ.
Hiện tượng giãn ruột ở trẻ sơ sinh thường sẽ xảy ra sau 2 tháng chào đời, có thể sớm hoặc muộn. Có nhiều bé xuất hiện khá sớm, ngay từ khi mới bắt đầu bước sang tháng thứ 2 và cũng có thể lệch lên 2,5-3 tháng tùy theo từng bé.
Giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh thường kéo dài bao lâu?
Đối với hiện tượng giãn ruột sinh lý của trẻ sơ sinh, cha mẹ không cần quá lo lắng bởi đây hoàn toàn là vấn đề bình thường. Thời kỳ giãn ruột sinh lý của mỗi trẻ sơ sinh là không giống nhau, tùy theo sự phát triển của các bé. Thông thường, giai đoạn giãn ruột sinh lý này sẽ kéo dài khoảng 2-3 tháng.
Đối với hiện tượng giãn ruột sinh lý của trẻ sơ sinh, cha mẹ không cần quá lo lắng. (Ảnh minh họa)
Trẻ sơ sinh giãn ruột mấy lần? Dù chưa biết chắc chắn nhưng giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh có thể sẽ kéo dài tối thiểu 2 tháng và tối đa 3 tháng kể từ khi xuất hiện hiện tượng giãn ruột sinh lý này.
Trẻ hơn 1 tháng tuổi 3 ngày không đi ngoài có sao không?
3 ngày bé mới đi ị một lần không phải là tình trạng đáng báo động, miễn là em bé vẫn vui vẻ và hoạt động các hoạt động bình thường hàng ngày. Trên thực tế, có khá nhiều trẻ sơ sinh vẫn bú sữa mẹ bị táo bón bởi sữa mẹ luôn được đánh giá là loại thuốc "nhuận tràng" tự nhiên tốt không chỉ trong giai đoạn sơ sinh.
Đối với trẻ sơ sinh sử dụng sữa công thức, rất giàu thành phần chất đạm thì sau 4 ngày bé không đi ngoài thì mẹ mới tìm cách hỗ trợ để giúp bé dễ đi hơn.
Giãn ruột ở trẻ sơ sinh có gây nên hiện tượng táo bón không?
Theo ý kiến của các chuyên gia, nếu bé sơ sinh được bằng sữa mẹ hoàn toàn sẽ rất hiếm khi bị táo bón nên mẹ không cần phải quá lo lắng. Còn đối với các bé được nuôi bằng các loại sữa công thức thường sẽ có phần phân bị cứng hơn nhưng cha mẹ cũng không nên cho bé sử dụng thuốc nhuận tràng, trừ khi có các chỉ định của bác sĩ.
Nếu bé sơ sinh được bằng sữa mẹ hoàn toàn sẽ rất hiếm khi bị táo bón nên mẹ không cần phải quá lo lắng. (Ảnh minh họa)
Đôi khi mẹ có thể sẽ thấy bị rặn và gồng mình lên khi đi ị nhưng đây không phải nguyên nhân bé đang bị táo bón mà chỉ đơn thuần là do phần cơ bụng của bé vẫn chưa phát triển hoàn thiện nên vẫn rơi vào tình trạng căng thẳng trong mỗi lần đi ị. Ngoài ra, đây cũng có thể được cho là phần bài tập giúp bé xây dựng tốt cơ bụng của mình hơn.
Trẻ bị táo bón thường sẽ xuất hiện vào thời kỳ ăn dặm, khi mà mẹ thấy phân của bé bị khô cứng, kết thành cục màu xanh hoặc màu đen. Mỗi lần đi, bé sẽ bị rát hoặc đau phần hậu môn.
Như vậy, có thể thấy, hiện tượng giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh là hoàn toàn bình thường trong hệ tiêu hóa của trẻ, các mẹ không cần phải quá lo lắng về vấn đề này.