Trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầu nhiều khi ngủ có sao không?

Linh San - Ngày 28/11/2020 20:09 PM (GMT+7)

Trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầu nhiều khi ngủ có sao không? Trẻ sơ sinh số trẻ đổ mồ hôi đầu ướt đẫm trong khi ngủ, đặc biệt là vào ban đêm. Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ có xu hướng đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm hơn người lớn. 

Trẻ sơ sinh không đổ mồ hôi trước khi được sinh ra. Chúng sống trong môi trường lỏng và mẹ kiểm soát nhiệt độ cơ thể của chúng. Vì vậy, trẻ không cần phải có khả năng đổ mồ hôi. Không ai biết chính xác tại sao, nhưng các tuyến mồ hôi không hoạt động cho đến khi một em bé được sinh ra. Và sau đó những tuyến mồ hôi này làm việc rất nhiều.

Trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầu nhiều khi ngủ có sao không? - 1

Trẻ sơ sinh không đổ mồ hôi trước khi được sinh ra. (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầu khi ngủ?

Do tư thế ngủ

Khi trẻ ngủ sâu, trẻ thường đổ mồ hôi, vì chúng không cử động nhiều như người lớn. Nhiệt độ cơ thể có thể tăng khi bé giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài, và trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi đầu khi ngủ là cách cơ thể điều chỉnh sự gia tăng nhiệt độ này.

Vị trí của tuyến mồ hôi

Không giống như người lớn, tuyến mồ hôi của trẻ sơ sinh nằm sát đầu. Điều này khiến trẻ đổ mồ hôi quá nhiều vào ban đêm, đặc biệt là vì họ không thay đổi tư thế đầu khi ngủ, nhiều như khi thức. Như đã đề cập ở trên, ngủ ở một tư thế có thể khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên và trẻ sơ sinh ra mồ hôi đầu giúp đảm bảo điều hòa cho cơ thể. 

Trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầu nhiều khi ngủ có sao không? - 2

 Không giống như người lớn, tuyến mồ hôi của trẻ sơ sinh nằm sát đầu. (Ảnh minh họa)

Nhiệt độ phòng

Nhiệt độ phòng của em bé cũng có thể khiến trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầu quá nhiều vào ban đêm, như trường hợp của người lớn.

Đắp chăn cho bé

Đắp chăn cho trẻ trong mùa hè là việc làm thường được áp dụng ở nhiều gia đình. Điều này khiến nhiệt độ cơ thể của bé tăng cao và dẫn đến việc bé đổ mồ hôi quá nhiều.

Đây là những lý do phổ biến khiến trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầu nhiều khi ngủ. Tuy nhiên, một số tình trạng sức khỏe nhất định cũng có thể là nguyên nhân gây ra mồ hôi ban đêm ở trẻ.

Trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầu nhiều khi ngủ có sao không?

Nếu trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầu và lưng bất thường khi đang ngủ vào ban đêm thường sẽ là vấn đề đáng lo lắng. Có một số tình trạng sức khỏe có thể dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi bất thường ở đầu của trẻ sơ sinh khi ngủ. 

Bệnh tim bẩm sinh

Trẻ bị tim bẩm sinh có thể đổ mồ hôi đầu bất thường vào ban đêm khi ngủ. Những rối loạn như vậy phát triển khi chúng còn ở trong bụng mẹ, và những trẻ sơ sinh này có xu hướng đổ mồ hôi quá nhiều, ngay cả khi ăn và chơi.

Trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầu nhiều khi ngủ có sao không? - 3

Cần phải cẩn trọng khi trẻ sơ sinh ra quá nhiều mồ hôi đầu. (Ảnh minh họa)

Ngưng thở khi ngủ

Chứng ngưng thở khi ngủ được phát hiện là một trong những nguyên nhân gây ra mồ hôi trộm vào ban đêm ở trẻ sơ sinh. Trong tình trạng này, trẻ ngừng thở một thời gian khiến cơ thể phải làm việc quá sức. Điều này lại khiến trẻ đổ mồ hôi bất thường ở vùng trán và đầu. Trẻ bị ngưng thở khi ngủ cũng có các triệu chứng khác như da xanh và thở khò khè, kèm theo đổ mồ hôi ban đêm.

Ngạt thở khi ngủ

Ngạt thở do tư thế ngủ của trẻ hoặc bị chăn quấn cổ có thể dẫn đến SIDS hoặc Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Nếu để ý, mẹ có thể nhận thấy cơ thể trẻ quá nóng khi đang ngủ, biểu hiện dưới dạng đổ mồ hôi trộm vào ban đêm.

Hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầu như thế nào?

Kiểm tra nhiệt độ phòng thường xuyên 

Mẹ cần phải đặt địa vị của bé vào mình để cảm nhận, nếu như mẹ đang cảm thấy nóng, bé cũng có thể cảm thấy nóng. Vì thế, mẹ có thể để bé ngủ trong cũi mà không cần đến chăn, sẽ giúp bé có được giấc ngủ thoải mái nhất. 

Trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầu nhiều khi ngủ có sao không? - 4

Kiểm tra nhiệt độ phòng thường xuyên. (Ảnh minh họa)

Giữ nhiệt độ phòng thích hợp cho bé 

Luôn luôn chắc chắn rằng, cơ thể bé đã được cung cấp đủ lượng nước trước khi ngủ để giúp bù đắp cho lượng mồ hôi đã bị tiết ra. 

Mặc đồ ngủ phù hợp cho bé 

Mẹ nên cho bé mặc những bộ đồ ngủ thoải mái nhất với chất liệu thoáng khí, mềm mại để giúp hạn chế tình trạng đổ mồ hôi đầu. 

Lưu ý, nếu như mẹ đã thực hiện những biện pháp này nhưng tình trạng trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầu vẫn không cải thiện nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ nhi khoa để có những biện pháp thích hợp. Nếu trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầu và lưng, đồng thời xuất hiện tình trạng thở mạnh, ngáy hoặc nghiến răng...có thể bé đang gặp phải một vấn đề về sức khỏe, mẹ nên cho bé đi kiểm tra kịp thời tại cơ sở y tế chuyên khoa. 

"Baby sleep habits: Snoring, sweating, head banging, and more", Baby Center.

"Baby Sweating While Sleeping – Causes & How to Deal With it", Parenting First Cry, September 20, 2019.

6 lí do khiến trẻ ngủ không ngon, lí do đầu tiên ai cũng mắc phải
Cha mẹ nào cũng mong muốn con mình lớn lên khỏe mạnh và thông minh. Thế nhưng, thực tế, để con được phát triển tốt, cha mẹ cần đặc biệt chú ý cách...
Linh San Tổng hợp
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách