Giao lưu trực tuyến: Nuôi con thông minh - dạy con tình cảm

Minh An - Ngày 22/09/2020 20:00 PM (GMT+7)

Trò chuyện với chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Thanh và hotmom 2 con Thùy Minh để hiểu hơn về cách nuôi con phát triển cân bằng cả IQ và EQ.

Những bà mẹ hiện đại ngày nay khi nuôi con không chỉ chú trọng đến tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch hay phát triển chiều cao, cân nặng nữa mà còn quan tâm đến việc kích thích khả năng tư duy của con trở nên nhạy bén và sắc sảo, cùng với đó là việc tạo cho con biết cách bộc lộ cảm xúc của mình một cách khéo léo và tích cực. Nói cách khác, những người "làm mẹ khoa học" sẽ mong muốn con phát triển đồng đều cả hai chỉ số IQ và EQ. 

Vậy IQ và EQ là gì và làm thế nào để kích thích bé phát triển hai chỉ số quan trọng này? Để giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến chủ đề này, Eva.vn cùng nhà tài trợ Sữa Enfa A+ mời các mẹ theo dõi chương trình giao lưu trực tuyến Eva Chatting: “Nuôi con thông minh - Dạy con tình cảm”. 

Chương trình được có sự góp mặt của chuyên gia tâm lý, bác sĩ Nhi khoa Nguyễn Thị Thanh (bệnh viện Nhi đồng II TP.HCM) và hotmom hai con, Thùy Minh.

Giao lưu trực tuyến: Nuôi con thông minh - dạy con tình cảm - 1

Hai khách mời tham gia chương trình.

Dưới đây là nội dung buổi giao lưu:

Phần I: IQ và EQ cùng quyết định thành công của con trong tương lai 

MC: Chỉ số IQ hay được các mẹ gọi nôm na là "chỉ số thông minh" từ lâu đã vô cùng phổ biến. Khái niệm EQ - một chỉ số cũng quan trọng không kém thời gian gần đây được đề cập rất nhiều và các bậc cha mẹ cũng vô cùng quan tâm. Vậy thưa bác sĩ, EQ là gì và vì sao trẻ lại cần EQ?

BS Nguyễn Thị Thanh: IQ (viết tắt của Intelligence Quotient, hay còn gọi là chỉ số thông minh) giúp đo lường khả năng của con người trong các lĩnh vực như suy luận logic, hiểu từ ngữ và kỹ năng toán học… Còn EQ (viết tắt của Emotional Quotient, hay còn gọi là chỉ số cảm xúc) là thước đo thông minh của con người thông qua khả năng cảm nhận, kiểm soát, bày tỏ cảm xúc… của người đó. Cả 2 chỉ số này đều rất quan trọng, sẽ giúp hình thành trí tuệ, nhân cách và cùng quyết định thành công của con trong tương lai.

MC: Còn với Thuỳ Minh, từ khi nào chị nhận ra tầm quan trọng của việc phát triển trí tuệ cảm xúc EQ cho các con của mình thay vì chỉ chú trọng vào IQ? 

Thùy Minh: Hiện tại Minh có hai bé là Linh Louis (7 tuổi) và Midori (4 tuổi). Thời điểm khi Minh sinh và nuôi bé Linh thì gần như chưa biết gì về EQ cả, không chỉ riêng Minh mà hầu hết mọi người, kể cả giáo viên cũng sẽ chỉ quan tâm đến chỉ số IQ thôi. Sau này khi Minh sinh Midori thì khái niệm EQ bắt đầu được tìm hiểu và bóc tách tại Việt Nam. Từ đó mình cũng dần quan tâm, để ý hơn về cách thể hiện cảm xúc của 2 con. Tuy nhiên, để nói là hiểu rõ ràng và biết cách giúp con phát triển trí tuệ cảm xúc thì đến tận thời điểm này mình vẫn không dám khẳng định. 

Mình chỉ đơn giản thấy là Linh và Midori có nhiều sự khác biệt trong thể hiện cảm xúc, có thể do khác biệt về độ tuổi và giới tính. Linh có vẻ tập trung rất nhiều vào cá nhân mình, ít khi để ý xung quanh còn Midori thì từ bé đã có sự tương tác với thế giới xung quanh nhiều hơn. 

BS Nguyễn Thị Thanh: Những gì Thùy Minh chia sẻ mình hoàn toàn có thể thấu hiểu được. Trước đây đúng là chúng ta chỉ biết về khái niệm chỉ số thông minh IQ còn chỉ số cảm xúc EQ thì rất mơ hồ. Vậy nhưng thực chất chúng ta trước đây cũng đã có những biện pháp nuôi dưỡng cảm xúc cho con, đó chính là phương pháp thai giáo như trò chuyện với con, cho con nghe nhạc Khái niệm chỉ số cảm xúc EQ có thể rất mới mẻ nhưng những khía cạnh mà nó biểu hiện ra là cách giao tiếp, cách tương tác với mọi người, khả năng làm việc nhóm,... thì lại không mới.

Giao lưu trực tuyến: Nuôi con thông minh - dạy con tình cảm - 2

Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh chia sẻ về tầm quan trọng của việc phát triển cân bằng cả IQ và EQ.

MC: Đúng là chỉ số EQ đang ngày càng được nhiều người biết đến hơn nhưng nhiều bậc cha mẹ vẫn cho rằng chỉ số thông minh là IQ, IQ cao chắc chắn sau này con sẽ thành công trong tương lai. Từ đó cũng tạo ra áp lực cho trẻ phải có chỉ số IQ cao như "con nhà người ta". Vậy theo hai vị khách mời thì IQ hay EQ mới là yếu tố cần thiết hơn cả?

Thùy Minh: Theo mình thì không có chỉ số nào cần thiết hơn mà đơn giản mọi người vẫn tập trung vào IQ vì đó là chỉ số dễ đo lường, dễ nhìn thấy hơn thông qua bài kiểm tra hay kết quả học tập. Còn EQ thì có phần trừu tượng hơn, khó đong đếm và xác nhận hơn. 

BS Nguyễn Thị Thanh: Trường đại học Stanford từng có một thí nghiệm đặt một số kẹo trước mặt một nhóm trẻ và dặn rằng nếu ai không ăn kẹo trong vòng 20 phút thì sẽ được cho thêm kẹo. Sau 10 phút thì đã có 1/3 số trẻ ăn kẹo, 5 phút tiếp theo thì tiếp tục 1/3 không chịu được và cuối cùng chỉ còn khoảng 1/3 là nhịn đủ 20 phút. Kết quả theo dõi sau này cho thấy 1/3 số trẻ không ăn kẹo, tức là có khả năng kiềm chế cảm xúc sau này đã thành công hơn. Hay như nhiều nhà tỉ phú họ không tốt nghiệp từ những trường lớp nổi tiếng nhưng bằng đầu óc nhạy bén, sự khéo léo của mình họ đã đạt được thành công.

Từ những câu chuyện này cho thấy chỉ số EQ quan trọng thế nào, nhưng không có nghĩa là phát triển chỉ số này cần thiết hơn chỉ số kia mà đơn giản là mỗi đứa trẻ đều có thế mạnh riêng, nó đến từ gen di truyền và môi trường sống. Việc cân bằng chỉ số IQ và EQ sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và sớm gặt hái được thành công trong tương lai. 

MC: Vậy với Thùy Minh thì sao, nuôi con theo kiểu “thông minh sách vở” theo lối truyền thống như nói năng lưu loát, biết đọc sớm, học giỏi và nuôi con trở thành người khéo léo, tình cảm, tinh tế. Thuỳ Minh chọn cách nào? Minh nghĩ đứa trẻ có IQ hay EQ cao sẽ dễ thành công trong tương lai hơn?

Thùy Minh: Bản thân Minh trước đây từng chịu rất nhiều áp lực về việc học hành, không phải từ bố mẹ mà chính là từ bản thân mình khi lớn lên trong môi trường việc thông minh là rất quan trọng. Chính vì thấu hiểu điều đó nên hiện tại khi nuôi con, mình không hề ép buộc con phải học giỏi, phải thông minh. Nếu để nói phải chọn gì thì mình sẽ chọn trí tuệ cảm xúc. Theo quan điểm của Minh, cảm xúc chính là điểm khác biệt giữa con người và máy móc nên việc học kiềm chế, học thể hiện hay điều khiển cảm xúc với một đứa trẻ còn quan trọng hơn học kiến thức. 

MC: Vậy thưa bác sĩ, chúng ta có những bài kiểm tra hay cách nào để đo được chỉ số EQ của trẻ không?

BS Nguyễn Thị Thanh: Trẻ từ trên 4 tuổi trở lên thì có thể tham gia những buổi kiểm tra để xác định chỉ số EQ, thiên hướng cảm xúc. Tại các bệnh viện lớn đều có thể làm được loại kiểm tra này. Tuy nhiên, bố mẹ là người gần gũi với bé nhiều nhất cũng hoàn toàn có thể quan sát và hiểu được một phần tính cách, cảm xúc của con.

MC: Đúng là bố mẹ trong quá trình nuôi con sẽ hiểu được một phần tính cách, cảm xúc của con. Là một người mẹ, Thùy Minh có câu chuyện nào về hai bé mà qua đó chị đánh giá được một phần chỉ số EQ của các bé không?  

Thùy Minh: Có một lần khi Minh đọc một cuốn sách xúc động và khóc trước mặt 2 con. Minh đã thấy hai bé có những cách phản ứng, xử lý tình huống khác nhau hoàn toàn trong tình huống rất ít xảy ra này. Khi thấy Minh khóc, Linh ngay lập tức tiến lại và hỏi vì sao, sau khi biết mình khóc do đọc sách thì Linh nói rằng: "Những chuyện đó không có thật đâu mẹ" rồi rời đi. Minh hiểu rằng Linh giải quyết theo suy nghĩ logic của mình. Còn với Midori thì khi đó dù chỉ mới 3 tuổi nhưng bé đã ngồi cạnh mình rất lâu, cho đến khi mình nín khóc thì nói một câu: "Lần trước không đi vệ sinh được, con cũng khóc như mẹ". Nghĩa là Midori không hiểu logic là gì, không hiểu vì sao Minh khóc nhưng bé vẫn có sự đồng cảm với Minh.  

Giao lưu trực tuyến: Nuôi con thông minh - dạy con tình cảm - 3

Khi nuôi hai con, Thùy Minh nhận ra sự khác biệt về cảm xúc, tính cách của hai bé.

Minigame

- Thể lệ: Các mẹ tham gia minigame bằng cách trả lời 1 trong 5 câu hỏi trong phần bình luận của Youtube.

- Thời gian: Minigame sẽ diễn ra trong vòng 1 tuần. Eva sẽ tổng hợp câu trả lời và cùng chuyên gia lựa chọn người chiến thắng.

- Giải thưởng: Tổng cộng có 10 giải, (mỗi câu hỏi có 2 người thắng), mỗi giải là 1 voucher mua Sữa Enfa A+ trị giá 500.000 vnđ trên trang Lazada.vn. 

Danh sách câu hỏi:

1. Mẹ sẽ làm gì khi con đặt điều kiện “Con sẽ làm bài tập nếu mẹ cho con tiền/xem ti vi?

2. Khi đến nhà người khác chơi, mẹ bảo “Con chào cô đi” nhưng con không chào, mẹ sẽ phản ứng ngay lập tức hay để sau?

3. Khi con nói con không thích chơi với bạn có điểm thấp hơn, mẹ sẽ nói gì?

4. Mẹ trả lời như thế nào khi con khóc và nói "Ba mẹ thương em hơn con, ba mẹ không công bằng"?

5. Nếu con ghét cô giáo vì hôm qua bị cô mắng, mẹ sẽ làm gì?

Phần II: Giáo dục và dinh dưỡng giúp bé phát triển toàn diện cả IQ và EQ 

MC: Chúng ta giờ đã hiểu là cha mẹ cần phát triển đồng thời cả IQ và EQ. Thuỳ Minh lựa chọn khoảng thời gian nào là giai đoạn quan trọng nhất để mình bắt đầu phát triển IQ và EQ cho con? 

Thùy Minh: Theo Minh, sau 6 tuổi thì mỗi em bé đều đã có hành trình phát triển riêng của mình và bố mẹ chỉ đóng vai trò quan sát thôi. Vì vậy trong những năm đầu đời, đặc biệt là 3 năm đầu tiên là thời gian quan trọng trong quá trình phát triển trí não của bé, đây cũng là khoảng thời gian bé học hỏi, tiếp xúc với thế giới và hình thành nên tính cách của mình.

MC: Như bác sĩ đã nói thì chỉ số IQ và EQ đều mang yếu tố di truyền, vậy nhưng có phương pháp để cha mẹ kích thích bé phát triển tiếp hai chỉ số này không, thưa bác sĩ? 

BS Nguyễn Thị Thanh: Đúng là chỉ số IQ và EQ đều mang tính di truyền nhưng bố mẹ hoàn toàn có thể can thiệp, hỗ trợ bé phát triển hai loại trí tuệ này. 

Để giúp con phát triển tốt 6 kỹ năng IQ và EQ, vai trò của các bậc cha mẹ vô cùng quan trọng. Cha mẹ là người gần gũi nhất với con, có thể cùng con học tập, vui chơi, lắng nghe mọi cảm xúc của con. Cha mẹ cũng có thể chỉ dạy cho con những điều nên và không nên làm từ khi thơ bé.

 Có rất nhiều cách gần gũi để cha mẹ giúp bé phát triển IQ và EQ hàng ngày, trong đó tăng cường giao tiếp trực tiếp với trẻ thay vì chỉ “phó mặc” trẻ cho các thiết bị công nghệ được xem là khá quan trọng. Chẳng hạn nếu cha mẹ thường xuyên trò chuyện với con, luôn đặt câu hỏi và cố gắng trả lời những câu hỏi của con, cha mẹ sẽ giúp bé phát triển Tư duy phản biện (liên quan đến IQ). Nếu ba mẹ để bé cùng giúp phụ giúp việc nhà, chia đội để chơi các trò chơi trong gia đình, bé sẽ học được kỹ năng hợp tác (liên quan đến EQ). 

Một cách hiệu quả khác để ba mẹ đồng hành cùng con trên bước đường phát triển IQ và EQ là tạo điều kiện cho con tham gia các lớp kỹ năng phù hợp độ tuổi của bé, khuyến khích con đến với các sân chơi mang tính đội nhóm tập thể và kích thích sự sáng tạo.

Ngoài ra hệ miễn dịch và sức khỏe của bé, và cốt lõi chính là chế độ dinh dưỡng cũng giúp phát triển trí não cân bằng IQ và EQ, nhất là trong những giai đoạn đầu đời của trẻ. 

MC: Từ kinh nghiệm nuôi 2 bé, Thuỳ Minh thường làm những hoạt động gì với các con để giúp bé phát triển cả IQ và EQ?

Thùy Minh: Để bồi dưỡng cho hai bé về cả IQ và EQ thì gia đình Minh đi du lịch rất nhiều, giúp các con có cơ hội tiếp xúc với nhiều người trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Hồi nhỏ con trai Minh nhận được rất nhiều lời khen về ngoại hình nên Minh khá lo lắng, sợ con sẽ coi trọng vẻ ngoài và không biết cảm thông cho sự đa dạng trong xã hội. Vì vậy Minh đã chọn thuê một bạn trông trẻ dù bạn ấy có một chút tật ở mắt. Mình muốn con hình thành được sự cảm thông, sự tôn trọng với mọi người bất chấp ngoại hình của họ. 

MC: Vậy chúng ta hãy cùng tham khảo ý kiến từ chuyên gia. Thưa bác sĩ, vì sao dinh dưỡng lại đóng vai trò quan trọng đến thế trong việc phát triển trí não - đặc biệt trong 5 năm đầu đời?

BS Nguyễn Thị Thanh: Nếu quá trình phát triển chiều cao và cân nặng diễn ra ở nhiều thời điểm trong suốt cuộc đời thì sự phát triển của trí thông minh và định hình tình cảm chỉ diễn ra nhanh và mạnh mẽ nhất trong 5 năm đầu đời. Cụ thể, 85% não bộ của bé phát triển trong 3 năm đầu đời và hoàn thiện đến khi bé 6 tuổi. Đây là giai đoạn tăng trưởng tột đỉnh của các tế bào thần kinh, vì thế bên cạnh việc áp dụng các phương pháp giáo dục mình chia sẻ ở trên thì dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong giai đoạn này.

Các chất béo, axit béo (DHA, ARA, MFGM…) sẽ giúp tăng trưởng (Myelin) và tăng kết nối giữa các tế bào thần kinh. Đạm sẽ giúp hỗ trợ hình thành bao Myelin, synap, tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh, tạo sự khác biệt và tăng trưởng ở cấp độ tế bào. Còn Cholin, acid folic và các khoáng chất (Sắt, kẽm, Đồng, Iodine, Vitamin B6, B12) đóng vai trò trong việc hình thành ống thần kinh, hỗ trợ quá trình myeline hóa, tổng hợp và sao chép DNA. Đặc biệt là hai dưỡng chất DHA và MFGM sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cả về trí tuệ và cảm xúc của bé. 

Giao lưu trực tuyến: Nuôi con thông minh - dạy con tình cảm - 4

Hai khách mời bàn luận về chủ đề phương pháp phát triển cân bằng cả IQ và EQ cho con.

MC: DHA thì đã rất quen thuộc, còn MFGM là gì và có vai trò thế nào trong phát triển trí tuệ của trẻ, thưa bác sĩ?

BS Nguyễn Thị Thanh: MFGM Là màng bao quanh giọt chất béo trong sữa chứa các phức hợp lipid và các protein có hoạt tính sinh học hỗ trợ sự phát triển của não bộ và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ nhũ nhi. Các nhà khoa học đã thực hiện các thí nghiệm lâm sàng và chỉ ra những lợi ích của MFGM đối với sự phát triển trí não, cảm xúc, hành vi, sức đề kháng bằng cách nâng hệ miễn dịch của trẻ

Giống như DHA, các thành phần chứa chất béo của MFGM được tìm thấy rất nhiều trong não. Các chất béo có trong MFGM như gangliosides, phospholipids và sphingomyelin hỗ trợ sự phát triển của não của bé từ lúc sơ sinh. MFGM còn được chứng minh giúp não bộ hoạt động tốt hơn, cả về khả năng tư duy, nhận thức vấn đề lẫn điều hòa hành vi ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ.

Một nghiên cứu cho thấy việc kết hợp DHA với MFGM có thể giúp tế bào não kết nối nhanh hơn so với việc chỉ cung cấp cho trẻ DHA. Tóm lại, bổ sung bộ đôi MFGM & DHA sẽ giúp tăng chỉ số thông minh và khả năng nhận thức của trẻ.

Với MFGM thì mẹ có thể bổ sung thông qua sữa tự nhiên (sữa mẹ, sữa bò). Và cách đơn giản nhất chính là cho con bú sữa mẹ trong ít nhất 2 năm đầu đời.

MC: Thùy Minh đã chia sẻ rất nhiều về các hoạt động để phát triển trí tuệ cho con, vậy còn về dinh dưỡng thì sao?

Thùy Minh: Thực sự khi sinh bé đầu, Minh nuôi con hơi tự do và không quá chú trọng về dinh dưỡng. Và bây giờ khi bé hơn 7 tuổi thì đã hình thành sở thích ăn uống riêng nên rất khó uốn nắn, ăn uống bị thiếu hoặc lệch các nhóm chất. Đến bé thứ 2 thì mình đã kĩ càng và cho con ăn uống đa dạng hơn. Vì vậy mình nghĩ nếu muốn phát triển trí tuệ cho con thì dinh dưỡng những năm đầu đời là quan trọng nhất. 

Câu chuyện bổ sung trí tuệ cảm xúc ngoài cách chậm là nuôi dạy con mỗi ngày, bên con, rèn con qua nhiều năm trời thì cũng có những cách nhanh, đó là bằng bổ sung dinh dưỡng. Thời của Thuỳ Minh chưa hề biết đến MFGM và bây giờ Thuỳ Minh được nghe đến và Minh thấy các bà mẹ bây giờ đúng là có rất nhiều cách tuyệt vời về dinh dưỡng để hỗ trợ việc nuôi con thông minh, dạy con tình cảm một cách tốt nhất.

MC: Xin được cám ơn bác sĩ và chị Thuỳ Minh rất nhiều. Và thưa quý vị, hy vọng với những thông tin chia sẻ bổ ích ngày hôm nay, thì các mẹ sẽ có thêm kiến thức để giúp con phát triển cả trí thông minh trí tuệ IQ và trí thông minh cảm xúc EQ bằng cả những hoạt động thường ngày và việc bổ sung dinh dưỡng cho con.

Nuôi con thông minh - Dạy con tình cảm: Những điều mẹ cần biết?
Ngày nay, việc nuôi con không chỉ chú trọng đến tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch hay phát triển chiều cao, cân nặng nữa.
Minh An (Ghi).
Nguồn: [Tên nguồn].

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nuôi con thông minh - Dạy con tình cảm