Thời tiết đã vào xuân, miền Bắc những ngày này có mưa và ẩm là điều kiện hết sức thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.
Những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ vào mùa xuân
1. Nhiễm khuẩn đường hô hấp
Triệu chứng:
Ho, sốt, khó thở, thở nhanh hoặc thở khác thường, đau họng, chảy nước mũi và chảy mủ tai.
2. Tiêu chảy
Triệu chứng:
Bé bị tiêu chảy khi đi tiêu trên 3 lần trong 24 giờ và phân tiêu ra lỏng (phân lỏng, phân có “nước nhiều hơn cái” và khác với ngày thường)
3. Thủy đậu
Triệu chứng:
Giai đoạn đầu, khi khởi phát, trẻ có thể có biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ.
Giai đoạn tiếp theo trẻ xuất hiện những nốt hồng ban có đường kính vài milimet, sau 1-2 ngày mới xuất hiện các nốt đậu. Phỏng nước xuất hiện đầu tiên ở mặt, ngực và lưng sau đó lan dần khắp cơ thể. Mụn bóng nước ban đầu chứa chất dịch màu trong sau một ngày sẽ chuyển sang đục như mụn mủ. Sau 2-3 ngày mụn có thể đóng vẩy. Các mụn nước này mọc làm nhiều đợt khác nhau nên trên cùng một vùng da có thể thấy nhiều dạng khác nhau: đỏ rát, mụn nước trong, mụn nước đục, mụn đóng vẩy…
>> Chuyện có thật: Mẹ 8x chia sẻ kinh nghiệm cùng 2 con 'chiến đấu' với dịch thuỷ đậu
4. Viêm mũi dị ứng
Triệu chứng:
Ngứa mũi (ngứa từng cơn do dị nguyên và yếu tố bảo vệ gây ra, ngoài ra niêm mạc bị kích ứng nên cũng khiến trẻ hắt xì hơi nhiều lần), nghẹt mũi, chảy nước mũi,…
5. Viêm giác mạc
Triệu chứng:
Mắt luôn có cảm giác cộm mắt, nhức mắt (Mắt đau nhức nhối âm ỉ, từng lúc dội lên, bất cứ một tác động nào cũng làm tăng cảm giác đau), chói mắt, sợ ánh sáng (Người bệnh luôn nhắm nghiền mắt lại, không dám mở mắt), chảy nước mắt dàn giụa, thị lực giảm, Giác mạc có đốm trắng đục, vùng kết mạc đỏ quanh vùng rìa
Nguyên nhân chung của các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ vào mùa xuân
- Môi trường ngủ của em bé: Nhiệt độ thời tiết thay đổi, dẫn đến nhiệt độ giường em bé nằm cũng thay đổi, khiến bé trằn trọc khó ngủ, cơ thể mệt mỏi, sức đề kháng yến và dễ dàng nhiễm bệnh
- Vi khuẩn phát triển ồ ạt ở xung quanh, sức đề kháng trong cơ thể trẻ nhỏ lại yếu, lại càng khiến cho trẻ dễ bị nhiễm bệnh.
- Thực phẩm kém chất lượng, bị nhiễm khuẩn khiến trẻ giảm sức đề kháng, gây bệnh cho bé.
- Thói quen không tốt của mẹ: Không ít mẹ nấu sẵn cháo cho bé trong vòng mấy ngày hoặc dùng những khay nhỏ bảo quản thức ăn cho bé mà cứ luôn mở ra mở vào liên tục, khiến nhiệt độ lúc hạ lúc tăng, và trong môi trường đó vi khuẩn “tha hồ” phát triển.
Cách xử lý và phòng tránh dịch bệnh
- Hạn chế tối đa việc rã đông hay ủ đông thực phẩm tươi sống. Nên cho trẻ ăn đồ tươi, đảm bảo vệ sinh, hạn chế việc tích trử đồ ăn lâu ngày cho trẻ, mẹ nên tìm hiểu những phương pháp bảo quản thực phẩm cho bé đúng cách nhất
- Giữ cho nhà cửa thông thoáng, môi trường sống sạch sẽ. Môi trường sống càng trong sạch thì các vi khuẩn gây bệnh càng không có cơ hội tiếp xúc gần bé. Giữ vệ sinh tất cả đồ dùng cá nhân của trẻ như bát đũa, khăn mặt, bàn chải đánh răng,… nên cho trẻ dùng riêng.
- Vệ sinh tay chân miệng sạch sẽ cho trẻ, tránh tiếp xúc những nơi đông người. Nhiễm khuẩn đường hô hấp ở trẻ nhỏ rất dễ bị tái phát nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng. Bố mẹ cần vệ sinh hàng ngày cho bé, đặc biệt là vệ sinh tai mũi họng, cắt móng tay móng chân cho trẻ gọn gàng Chú ý giữ ấm cho trẻ vào ngày lạnh, thời tiết chuyển mùa.
- Tăng cường sức đề kháng cho bé. Để bé đủ sức chống lại những vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường hô hấp các bậc phụ huynh cần tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cho bé. Có nhiều cách để bố mẹ tăng cường hệ miễn dịch cho bé như bổ sung Vitamin C để ngăn ngừa cảm cúm, đẩy lùi các tế bào có hại ra ngoài tế bào bạch cầu, phục hồi các tế bào bị tổn thương. Bổ sung vitamin A là một biện pháp giúp trẻ tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch, tăng khả năng chống lại các virut của tế bào, tăng chức năng bảo vệ niêm mạc đường hô hấp,…
- Đối với trẻ viêm mũi dị ứng hay viêm giác mạc có thể cho trẻ sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi, mắt. Chỉ khi trẻ bị nặng hơn bình thường mới sử dụng những thuốc đặc trị.
- Thường xuyên đưa bé đi khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát tốt tình hình sức khỏe cho con.