Chuyện tưởng cũ rích rồi vậy mà vẫn mới, bà nội không chịu trông cháu giúp, con dâu kể khổ trên mạng xã hội.
Chuyện mẹ chồng nàng dâu xưa nay nhiều vô kể, nhưng quanh đi quẩn lại vẫn ở việc chăm sóc trẻ nhỏ, mâu thuẫn giữa hai thế hệ thường hay bộc lộ hơn cả.
Tiểu Mỹ là một bà mẹ hai con sống chung nhà với mẹ chồng. Hằng ngày, cô vẫn đi làm và phải gửi con ở nhà trẻ. Tính chất công việc của chồng đi sớm về khuya nên hầu như việc chăm sóc con chỉ do một mình Tiểu Mỹ đảm nhận.
Sau mỗi giờ tan làm, Tiểu Mỹ phải vội vàng đón con từ trường về nhà, lao vào bếp nấu cơm tối, tắm rửa và cho con ăn. Mẹ chồng thỉnh thoảng sẽ chơi cùng với cháu trong lúc chờ con dâu nấu bữa tối còn lại khoảng thời gian khác thì không ngó ngàng gì đến cháu, cũng không giúp gì nữa. Mỗi ngày đều bị bủa vây bởi núi công việc khiến Tiểu Mỹ ngộp thở nên có đăng một bài viết lên mạng xã hội than vãn.
Nội dung của bài đăng xoay quanh vấn đề ban ngày cô ấy đã đi làm vất vả mà tối về vẫn phải làm việc nhà mà không nhận được sự trợ giúp nào từ mẹ chồng. Lượng công việc dồn dập khiến cô kiệt sức và phải đặt ra các câu hỏi: “Rốt cuộc vai trò của mẹ chồng trong căn nhà này để làm gì khi tôi vừa tất bật cho con ăn vừa làm việc nhà, vừa đi kiếm tiền”... "Mang tiếng bà nội nhưng chỉ ăn không ngồi rồi, mặc kệ cháu. Vậy tôi và con tôi còn cần người bà như thế để làm gì?".
Ảnh minh họa
Sau khi chia sẻ bức xúc của mình về mẹ chồng, bài viết ngay lập tức thu hút hội chị em xôn xao bàn tán. Một số mẹ bỉm tán đồng và thấu hiểu nỗi vất vả của Tiểu Mỹ ở trên cả ba cương vị: làm mẹ, làm vợ, làm con dâu. Là một người phụ nữ phải gánh lên vai nhiều công việc như vậy, sống mỗi ngày cũng không dễ dàng gì.
Tuy nhiên, phần lớn ý kiến lại cho rằng, con cái sinh ra thì ba mẹ chính là người phải có trách nhiệm trước tiên. Mẹ chồng hỗ trợ công việc gia đình xuất phát từ tình yêu thương, sự quan tâm dành cho con cái. Đó là sự may mắn, không được cũng không nên trách móc, vì đó không phải trách nhiệm của bà.
Ngoài ra, mẹ chồng là thành viên vai trò quan trọng trong gia đình, là người thân của chúng ta. Người đời có câu: “Sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ ngay vào đó”. Nếu không muốn làm “osin” cho con cái sau này, chúng ta cũng đừng bắt bố mẹ phải nuôi nấng hay có trách nhiệm với con của mình nữa.
Một số bình luận còn thẳng thắng cho rằng nếu con dâu chỉ coi mẹ chồng như người giúp việc, không phụ giúp được gì thì không nên xuất hiện trong gia đình chứng tỏ người con dâu đó cũng có vấn đề trong cách suy nghĩ và ứng xử.
Ảnh minh họa
Câu chuyện này không chỉ đơn thuần là cuộc tranh cãi trên mạng mà còn phản ánh một số vấn đề sâu xa trong mối quan hệ gia đình. "Dành thời gian bên cháu" và "chịu trách nhiệm chăm cháu" nó hoàn toàn khác nhau. Từ xưa đến nay, truyền thống gia đình thường đề cao sự hỗ trợ và chăm sóc giữa các thế hệ vô hình chung gieo vào đầu thế hệ sau quan niệm: Ông bà phải có trách nhiệm chăm sóc con cháu!
Tuy nhiên, khi để ông bà chăm cháu, cha mẹ có thể gặp một số điều phiền lòng. Chẳng hạn như một số ông bà cổ hủ cứ khăng khăng làm theo quan niệm chăm sóc trẻ con theo cách ngày xưa. Ngoài ra, việc chiều chuộng cháu quá mức khiến đứa trẻ nảy sinh những tính cách và thói quen xấu, cha mẹ sẽ can thiệp, cuối cùng dẫn đến mâu thuẫn giữa hai bên.
Song công bằng mà nói không có bất kì một điều luật nào biểu thị mẹ chồng chăm cháu là điều bắt buộc.
Vậy nên, về vấn đề này chúng ta cần nhìn nhận một cách hợp lý và khách quan hơn. Giống như Tiểu Mỹ, ta nên ngồi lại nói chuyện thẳng thắng với mẹ chồng và chồng về vấn đề mình đang gặp phải để tìm ra hướng giải quyết tốt nhất cho cả đôi bên.
Suy cho cùng hạnh phúc gia đình vẫn là thứ quan trọng nhất, mỗi hiểu lầm nhỏ sẽ góp phần gây nên sự rạn nứt không thể nào vãn hồi được.
Ảnh minh họa