Chồng không đồng ý cách hành xử của tôi nhưng tôi vẫn quyết làm.
Những tưởng là bà nội chắc hẳn sẽ không bao giờ đối xử không tốt với cháu ruột của mình, chưa nói đến việc bà chăm sóc cháu còn được trả lương hậu hĩnh. Thế nhưng tôi đã lầm.
Tôi hiện là quản lý cấp cao của một công ty nổi tiếng. Người ngoài nhìn vào, tôi có một sự nghiệp và thu nhập thật đáng ghen tỵ. Thế nhưng ít người biết được những cay đắng, vất vả đằng sau đó. Đặc biệt là vấn đề nuôi dạy con gái và gia đình, tôi rơi vào tình huống khó xử.
Cả tôi và chồng đều có công việc rất tốt, mức lương cao và là những người coi trọng sự nghiệp. Kể từ khi có con gái, tôi phải lựa chọn giữa công việc và gia đình vô cùng khó khăn. Khi con gái được 5 tuổi, tôi và chồng đứng trước quyết định khó khăn là làm sao vừa lo chu toàn công việc lại chăm sóc tốt cho con gái. Cuối cùng, cả hai đã lựa chọn gửi con gái cho mẹ chồng chăm sóc giúp vì chúng tôi nghĩ dù sao, con gái ở với bà nội cũng là điều tốt, chẳng có người bà nào lại đối xử ngược đãi với cháu của mình.
Để tỏ lòng biết ơn và kính trọng, đồng thời hỗ trợ chi phí sinh hoạt của bà và cháu, mỗi tháng tôi đưa cho mẹ chồng 20 triệu đồng để bà lo ăn uống và mọi thứ cho con gái của tôi. Còn tiền học hàng tháng của con ở trường quốc tế thì tôi vẫn đóng.
Ảnh minh họa
Chuyện này đã bắt đầu được gần 1 năm thì tôi bất ngờ phát hiện, hóa ra mẹ chồng tôi không hề quan tâm đến việc nuôi cháu như tôi mong đợi. Chẳng là cùng lúc mẹ chồng tôi đều nuôi con tôi và con gái của anh chị chồng. Tuy nhiên bà có vẻ thích đứa cháu lớn - con của anh chị chồng hơn là con gái tôi, thường đưa con bé đó đi chơi trong khi con gái tôi phải ở nhà làm việc nhà. Điều này tôi biết được thông qua một vài lời nói của con gái và hàng xóm xì xào. Mỗi khi tôi hỏi thăm con gái, mẹ chồng thường trả lời rất tốt, trả lời chung chung nên khiến tôi cũng rất mơ hồ. Chính vì thế, nhiều lần tôi âm thầm đến thăm con gái mới biết được sự thật con tôi đã được chăm sóc như thế nào khi ở với bà nội.
Vào một buổi trưa, tôi gác công việc để vượt 30 cây số về thăm con gái thì thấy trong khi đứa cháu gái kia được bà chăm bẵm bằng những món hải sản tươi ngon thì bát ăn của con gái tôi chỉ có rau. Tôi đã chất vấn mẹ chồng ngay lúc đó thì bà trả lời rằng do con gái tôi bị dị ứng với hải sản.
- Thể trạng con gái con mà con còn không rõ sao, nó đâu có bị dị ứng với hải sản như lời mẹ nói. Chẳng phải mẹ đang thiên vị giữa hai đứa sao?
Thế nhưng bà không trả lời.
Một hôm khác tôi cũng đến thăm con gái bất chợt thì chưa bước vào nhà đã nghe thấy tiếng khóc của con và tiếng mắng của mẹ chồng:
- Sao cháu lại bất cẩn như vậy, đây là đồ vậy quý của ông nội để lại, sao cháu có thể làm vỡ?
Tôi tức giận lao tới, ôm con gái vào lòng và trừng mắt nhìn mẹ chồng:
- Mẹ, sao mẹ lại đối xử với con bé như thế. Con bé còn nhỏ chưa hiểu chuyện, mẹ có thể từ từ dạy dỗ chứ sao lại đánh mắng cháu như thế.
Ảnh minh họa
Sự xuất hiện của tôi khiến bà có phần bất ngờ xong rồi nói:
- Là mẹ đang dạy nó đó, con không nuôi nó không biết nó nghịch ngợm thế nào đâu, gây rắc rối suốt cả ngày chứ không như con chị. Mẹ sẽ phải kỉ luật nó thật nghiêm chứ không sau này nó hư hỏng.
- Đây không phải là cách dạy hay đâu mẹ mà thực sự mẹ đang thiên vị giữa hai đứa trẻ đó.
Tôi giận giữ nói.
- Mẹ tưởng con không biết sao, mẹ đưa con của anh chị đi chơi cả ngày nhưng bắt con gái con làm việc nhà, mẹ chỉ cho con gái con ăn rau còn con gái của anh chị lại ăn hải sản. Còn nữa, mẹ chưa bao giờ nói lời nhẹ nhàng, yêu thương với cháu, thay vào đó chỉ nạt nộ, quát mắng, thậm chí là đánh đòn. Còn chị lớn thì lúc nào cũng cưng như trứng. Thiên vị giữa hai đứa trẻ như vậy quả thực không tốt chút nào.
- Sao con lại nói là thiên vị, mẹ hoàn toàn không thiên vị đứa nào cả mà cơ bản là con gái con không hề ngoan được như con của anh chị chồng con thôi.
Cuộc cãi vã không hồi kết, cuối cùng tôi quyết định đón con gái về nhà chăm sóc đồng thời đưa ra câu chốt khiến mẹ chồng sửng sốt hơn:
- Con gửi con gái con ở đây đã được 12 tháng, mỗi tháng 20 triệu. Thế nhưng mẹ chỉ cho cháu ăn rau, ăn cơm trắng nên giờ con phải đòi lại tiền. Mẹ thu xếp trả lại con 200 triệu, số còn lại coi như tiền thức ăn cháu đã ăn ở nhà bà.
Sau khi nghe tôi kể lại mọi chuyện, chồng tôi cũng phải thừa nhận nếu đúng như thế thì bà quả thực đã thiên vị quá nhiều giữa những đứa trẻ với nhau. Tuy nhiên anh không đồng ý với cách hành xử ầm ĩ của tôi với mẹ chồng. Tôi cũng không quan tâm chuyện đó.
Đưa con gái về nhà, nhìn bé ngủ say ngon lành trong lòng, tôi có cảm giác ân hận vô cùng vì đã để con bị tổn thương, sống bên cạnh một người bà nội có sự thương yêu "khập khiễng" như vậy.
Tâm sự từ độc giả dungdinh...
Người lớn thiên vị sẽ tác động gì đến quá trình lớn lên của trẻ?
Trong thế giới con trẻ, mặc dù bé vô tư nhưng hiểu hết về mọi thứ và luôn cần ba mẹ, ông bà đồng hành. Khi bị người lớn thiên vị, đứa trẻ sẽ rơi vào trạng thái bị bỏ rơi nên sẽ tạo ra những hành động nhỏ khác nhau để thu hút sự chú ý của cha mẹ, thậm chí là hình thành những thói quen xấu, mặc cảm về tâm lý.
Vậy gia đình nên chú ý những gì trong việc nuôi dạy trẻ?
Không phân biệt, đối xử khác nhau giữa những đứa trẻ trong nhà
Khi một gia đình có đông con, rất khó để ông bà, bố mẹ đối xử công bằng giữa các thành viên, sẽ luôn có những bé được thiên vị hơn một chút vì nhỏ hơn hoặc vì là con gái, hoặc con trai.
Trên thực tế, cách đối xử phân biệt này của cha mẹ sẽ khiến trẻ cảm thấy bị tổn thương, thậm chí là gây phẫn nộ trong suy nghĩ của trẻ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mối quan hệ anh, chị, em của trẻ. Khi có từ 2 con trở lên, điều quan trọng là ông bà, bố mẹ phải đảm bảo đối xử công bằng, ai cũng như ai, không vì chúng ít tuổi hơn hay là con gái mà bênh vực, ai có lỗi phải nhận lỗi, ai ngoan sẽ được thưởng.
Khi trẻ có mâu thuẫn, người lớn nên quan sát trước khi can thiệp
Thông thường, nếu có nhiều trẻ em trong gia đình, sẽ luôn có những mâu thuẫn xảy ra giữa các con và hầu hết các bậc cha mẹ có thói quen sẽ bảo vệ, bênh vực bạn nhỏ hơn. Đấy không phải là cách hành xử đúng đắn. Tốt nhất, ông bà và bố mẹ không nên can thiệp, tự phân định mà hãy cho các con thời gian và cơ hội tự giải quyết với nhau.
Trong quá trình giao tiếp và giải quyết xung đột, tình anh em của những đứa trẻ cũng sẽ được “đào sâu”, những đứa trẻ trở nên hiểu nhau hơn.
Tôn trọng sự khác biệt của mỗi đứa con
Ngay cả khi cặp song sinh có ngoại hình giống nhau, chúng cũng sẽ khác nhau ở một số khía cạnh ví dụ như tính cách, sở thích… Do đó, nếu có nhiều con trong gia đình, cha mẹ không nên so sánh con cái với nhau và cho phép mỗi đứa trẻ có những điểm riêng biệt, tự do phát triển nét khác biệt đó.
Người lớn nên tôn trọng sự phát triển nhân cách của trẻ, điều này có lợi cho trẻ em hơn.