Muốn làm mâm cúng đầy tháng cho con mà mẹ chồng kêu "vẽ chuyện, tốn tiền", đến hôm ấy thì bất ngờ

Chi Chi - Ngày 02/06/2023 05:19 AM (GMT+7)

Cũng muốn có những kỉ niệm đầu đời cho con gái, thế nhưng mọi thứ lại phải theo ý gia đình nhà chồng.

Vợ chồng tôi cưới nhau 5 năm mới có con gái đầu lòng nên tôi mong muốn mọi dấu mốc quan trọng của cuộc đời con đều được lưu giữ, thế nhưng những người trong nhà lại coi đó là việc không cần nhất thiết quá cầu kì và phải đem lại lợi ích.

Nhìn các chị em trên mạng khoe các mâm cúng đầy tháng cho con thịnh soạn với đầy đủ màu sắc, lễ vật hoa quả bánh trái do các chị tự tay làm cho con tôi cũng thích lắm. Là một người cũng có chút hoa tay tôi định mua các thứ về tập tành tự làm mâm cúng đầy tháng cho con nhưng chắc chắn phải cần có sự giúp đỡ của người nhà. Thế là tôi ngỏ ý với bố mẹ chồng và chồng rằng cần mọi người giúp để làm mâm cúng đầy tháng cho con gái được thịnh soạn.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trong khi chồng tôi thì "ba phải" thế nào cũng được còn mẹ chồng tôi thì phản đối. Bà nói rằng đang trong giai đoạn ở cữ mệt mỏi không nên "vẽ chuyện" ra để làm làm gì. Riêng việc cơm nước ba bữa rồi chăm bẵm em bé sơ sinh đã đủ mệt lắm rồi nên không cần cầu kì đến vậy.

Người nhà không giúp sức nên chắc chắn tôi cũng không thể làm được. Vì vậy tôi lên mạng tìm hiểu các địa chỉ làm mâm cúng đầy tháng sẵn để đặt mua. Tìm hiểu mới thấy rất nhiều địa chỉ hiện nay đang làm bán với nhiều các mẫu mã khác nhau dành cho bé trai, bé gái đẹp mê ly mà giá cũng chỉ dao động từ vài triệu. Tôi thích thú khoe với chồng nhưng rồi mẹ chồng biết được, bà cấm thẳng:

- Không làm cũng không đặt mâm cúng gì con nhé, tốn tiền mà những thứ đó ai ăn cho xuể. Con không cần phải quan tâm việc này, con cứ chăm em bé đi để việc đó cho mẹ.

Hụt hẫng và buồn bã vì muốn làm tiệc đầy tháng làm kỉ niệm cho con mà cũng không được người nhà ủng hộ tôi đành thôi ý định. Ấy thế mà tưởng ngày đầy tháng của con trôi qua vô nghĩa thì đến hôm ấy tôi mới bất ngờ. Ngay từ buổi sáng dưới nhà đã thấy mọi người băm băm, chặt chặt, mổ gà, thái thịt. Hóa ra bố mẹ chồng và cô dì chú bác nhà tôi đang làm cỗ mừng đầy tháng cho con gái tôi. Mẹ chồng hồ hởi dưới nhà đi lên nói:

- Hôm nay con chủ động chăm cháu nhé, hôm nay bố mẹ bận lắm đang phải làm cỗ, 15 mâm nên hôm nay không có thời gian lên với em bé của bà đâu.

- Con tưởng mẹ nói không mừng tiệc đầy tháng cho cháu mà sao nay bố mẹ lại làm cỗ - tôi nói.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bà đáp lại:

- Mẹ nói không mừng là không cúng bằng những món mà con định đặt ấy chứ mừng đầy tháng cho em bé thì vẫn phải mừng chứ.

Thế nhưng câu sau bà nói thêm mới khiến tôi suy nghĩ mãi:

- Quê mình tiệc tùng đều làm cơm gà cỗ thật chứ không quen mấy thứ hoa quả lung linh kia đâu có ăn ra gì đâu con mà đắt tiền. Mình mừng đầy tháng cho em bé, mời mọi người tới thì ai cũng phải tặng tiền cho cháu. Như thế có phải vẹn đôi đường không, họ vừa có cỗ ăn mà mình lại thu được tiền. Phải thực tế vậy chứ con.

Câu nói của mẹ chồng làm tôi bực từ hôm đó tới giờ, hóa ra bà mang cháu nội của bà ra để làm ăn kinh tế à.

Tâm sự từ độc giả hongthuy...@gmail.com

Mỗi gia đình có một hoàn cảnh, lối sống sinh hoạt khác nhau phù hợp với nơi sinh sống. Chính vì thế việc làm tiệc đầy tháng cho em bé không cần quá nhất thiết cầu kì, miễn sao phù hợp với điều kiện của từng gia đình.

Các lễ vật cần chuẩn bị cúng đầy tháng cho con 

Theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam, một đứa trẻ sinh ra sẽ được trông nom và chăn sóc của 12 bà Mụ. Vì vậy, lễ vật đầu tiên mà các mẹ cần chuẩn bị đó là 12 bát chè nhỏ và 3 bát chè lớn.

Ngoài ra các mẹ cần chuẩn bị thêm một số lễ vật khác để cúng Đức ông và ba Đức thầy bao gồm:

1 đĩa xôi lớn, 12 địa xôi nhỏ

3 bát cháo nhỏ, 1 bát cháo lớn

13 cái bánh tráng nướng

1 con gà luộc hoặc 1 con vịt

1 mâm hoa quả

1 mâm cơm (cá, thịt luộc, canh, đồ xào và cơm)

1 bình hoa

Trà, rượu, hương, đèn, nước, gạo, muối, thìa

1 đôi đũa được vót ngược đầu và có bông ở trên đầu đũa

Bên cạnh đó, bạn còn phải chuẩn bị sẵn những loại gai khác nhau, số lượng tùy vào giới tính của đứa trẻ (con trai 7, con gái 9) và nấu chúng trong một chiếc nồi sạch chung với chiếc đinh hoặc một mảnh thép đã được nướng đỏ.

Cách sắp đặt mâm cúng đầy tháng cho con

Bên cạnh việc chuẩn bị đầy đủ những lễ vật thì các mẹ cũng cần quan tâm đến cách sắp đặt mâm cúng đầy tháng cho con sao cho đúng.

Theo tục lệ của ông cha ta, cách bày mâm lễ cúng chính xác cần chia thành 2 mâm. Một mâm để trên và một mâm để dưới sao cho khoảng cách giữa mâm trên và mâm dưới cách nhau không quá 10 cm. Cách đặt mâm cúng cũng phải tuân theo nguyên thắc, mà cụ thể nguyên tắc ở đây là “Đông bình Tây quả” tức là phía Đông là vị trí để đặt bình hoa còn phía Tây là vị trí đặt lễ vật.

Bài cúng đầy tháng cho con

Bài cúng đầy tháng cho con là một trong những yếu tố quan trọng trong việc cầu nguyện cho đứa con củ mình được khỏe mạnh.

Người xưa tin rằng, mỗi một đứa trẻ khỏe mạnh ra đời là công lao rất lớn của bà Mụ, người được cho là có công nặn và giúp mẹ tròn con vuông. Trên hết, đây còn là nghi thức để ra mắt một thành viên mới trong gia đình với họ hàng, bà con trong dòng tộc.

Nghi thức thắp hương và khấn

Sau khi đã sắp đầy đủ các lễ vật, một người lớn đại diện trong họ sẽ thắm hương và khấn:

“Hôm nay, ngày (mùng)… tháng… (năm)… ngày cháu (nội hay cháu ngoại… ) họ, tên… tròn 1 tháng tuổi, gia đình chúng tôi bày mâm lễ vật này, cung thỉnh thập nhị Mụ bà và tam Đức ông trước về chứng minh nhận lễ, sau tiếp tục phù trợ cho cháu (tên… ) mạnh tay, mạnh chân, mau lớn, hiền, ngoan, phù trợ cho gia đình an vui, hạnh phúc”.

Nghi lễ cúng đầy tháng cho con là một nét văn hóa truyền thống độc đáo được lưu truyền từ đời này qua đời khác với mong muốn đứa trẻ của mình được không lớn, khỏe mạnh đồng thời cũng thể hiện tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam.

Chi Chi
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tâm sự mẹ bỉm