Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay bị trớ

Ngày 05/01/2019 15:15 PM (GMT+7)

Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thu Hà chia sẻ, trẻ sơ sinh bị trớ có thể là dấu hiệu của bệnh lý liên quan đến chứng rối loạn tiêu hóa của trẻ.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay bị trớ - 1

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thu Hà - Trưởng khoa Sơ sinh - Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay bị trớ - 2

Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thu Hà 

Trẻ sơ sinh bị trớ, mẹ phải làm sao?

Trẻ sơ sinh bị trớ là hiện tượng thường gặp ở các bé từ 1-2 tháng tuổi có hệ tiêu hóa còn non yếu, các van trong dạ dày hoạt động chưa đồng bộ nên khi bú, bé dễ nuốt hơi vào dạ dày. Lượng hơi này không chỉ làm bé dễ no hơn mà còn làm trẻ hay trớ sữa.

Đây là hiện tượng diễn ra khá phổ biến với trẻ sơ sinh, mẹ có thể hạn chế tình trạng này bằng việc chia nhỏ thời gian bú để giúp bé tiêu hóa tốt hơn.

Một số cách hạn chế trẻ sơ sinh bị trớ:

- Với những bé bú bình, mẹ nên giữ bình sữa nghiêng 45 độ và dùng núm vú đặc biệt để tránh bé nuốt quá nhiều khí thừa.

- Đồng thời, khi cho bé ăn xong, mẹ không nên để bé nằm ngay lập tức mà nên tìm cách cho bé ợ hơi, tránh làm con bị đầy bụng, khó tiêu.   

- Với những bé bú mẹ, nếu lượng sữa mẹ cho bé bú nhiều hơn lượng sữa miệng bé có thể nuốt mỗi lần sẽ khiến thực phẩm trong dạ dày bị trào lên, khiến trẻ sơ sinh bị trớ sữa.

Nếu đã thử khắc phục nhiều cách nhưng bé vẫn bị ọc sữa, hãy đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám và nhận lời khuyên từ chuyên gia.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay bị trớ - 3

Bị trớ là hiện tượng diễn ra khá phổ biến với trẻ sơ sinh. Ảnh minh họa

Các nguyên nhân trẻ sơ sinh bị trớ

Do sai lầm về ăn uống và chăm sóc

- Cho trẻ ăn quá nhiều, bú quá no, ép ăn quá ngưỡng

- Cho trẻ bú mẹ không đúng tư thế, hoặc bú bình chưa đúng cách, làm trẻ nuốt phải nhiều khí vào dạ dầy gây nôn trớ

- Trẻ vừa ăn no đã đặt trẻ nằm ngay

- Quấn tã chăn quá chặt, băng rốn chặt

Nôn trong bệnh nội khoa

- Các bệnh về đường tiêu hóa: tiêu chảy, chậm như động ruột

- Viêm đường hô hấp trên

- Bệnh nhiễm trùng thần kinh: Viêm màng não mủ

- Tăng áp lực nội sọ: Xuất huyết não do giảm tỷ lệ Prothrongbin

- Hội chứng sinh dục thượng thận

- Do rối loạn thần kinh thực vật: hay gặp là co thắt môn vị

Nôn trong bệnh ngoại khoa

- Nôn do dị tật đường tiêu hóa: hẹp phì đại môn vị, hẹp tá tràng bẩm sinh, thoát vị hoành, teo thực quản: thường nôn ngay trong những ngày đầu mới sinh.

- Nôn do tắc ruột, xoắn ruột: thường kèm theo nhiễm trùng toàn thân, bụng chướng, bí trung đại tiện, đi ngoài phân có máu, dịch dạ dầy nâu đen.

Tuy nhiên, trong tất cả các yếu tố kể trên, căn nguyên chính khiến trẻ sơ sinh bị trớ là do hệ tiêu hóa còn non yếu, các van trong dạ dày hoạt động chưa đồng bộ nên khi bú, bé dễ nuốt hơi vào dạ dày. Ngoài ra do đặc thù ở nhóm tuổi sơ sinh dạ dày của các bé nằm ngang cũng làm cho bé dễ bị trớ mỗi khi lượng sữa nạp vào quá nhiều.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay bị trớ - 4

Nếu trẻ sơ sinh bị trớ do tư thế bú sữa mẹ, các mẹ cần thay đổi tư thế phù hợp nhất

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị trớ

Để khắc phục tình trạng trớ ở trẻ sơ sinh, các mẹ cần dựa vào nguyên nhân dẫn đến hiện tượng để xử lý phù hợp.

Nếu trẻ sơ sinh bị trớ do bú sữa mẹ: Để tránh làm trẻ sơ sinh hay bị trớ sữa, mẹ nên cho con bú từ từ, bú nhiều lần hơn, với lượng sữa đã được giảm bớt mỗi lần.

Dinh dưỡng: Một số trường hợp trẻ sơ sinh thiếu canxi cũng gây nên hiện tượng nôn trớ, những bé này ngoài trớ còn đi kèm các dấu hiệu như co giật lúc đang ngủ, hay vặn mình. Biện pháp khắc phục với hiện tượng này chính là mẹ cần thay đổi dinh dưỡng hàng ngày của mình để nguồn sữa cho con bú được đảm bảo, ngoài ra với những trẻ đã uống sữa công thức hoặc ăn dặm cần xem lại thực đơn dinh dưỡng cho bé.

Bệnh lý: Với những trẻ sơ sinh bị trớ nhiều kèm theo sốt, ho, phát ban, đau bụng quằn quại, co giật… Đây là dấu hiệu bệnh lý, liên quan tới việc trẻ bị rối loạn tiêu hóa do nhiễm trùng đường ruột hay nhiễm khuẩn tiêu chảy, viêm màng não, dị ứng sữa … Với những trường hợp này, mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để trẻ được thăm khám và xử trí kịp thời.

Trẻ sơ sinh bị trớ sữa có đờm, mẹ phải xử lý thế nào?
Nguyên nhân chủ yếu gây ra đờm ở cổ họng của bé là do các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm hay các bệnh truyền nhiễm khác.

BS CK I Nguyễn Thu Hà - Trưởng khoa Sơ sinh - Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tư vấn sức khỏe trẻ em