Một nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị trớ sữa đó là do bé nuốt phải quá nhiều khí khi bú dẫn đến đầy hơi và nôn trớ.
Rất nhiều trẻ sơ sinh bị trớ sữa ngay sau khi ăn khiến các bậc làm cha mẹ hết sức lo lắng. Tuy nhiên, đây chỉ là hiện tượng bình thường, không phải là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Nguyên nhân khiến trẻ trớ sữa
1. Bé ăn quá nhiều
Trẻ sơ sinh có phản xạ nuốt tự nhiên khi bú mẹ. Khi ăn, lượng sữa đưa vào quá nhiều mà khoang miệng bé còn nhỏ nên dễ gây ra khó khăn khi hô hấp và trẻ dễ bị nôn vì phản xạ của cơ thể.
Bên cạnh đó, dạ dày trẻ sơ sinh nhỏ, chưa phát triển hoàn thiện nên việc bé ăn quá nhiều cũng gây ra trớ sữa.
2. Bé ăn quá nhanh, nuốt nhiều khí
Thực quản của trẻ sơ sinh tương đối ngắn nên khi ăn quá nhanh, ngoài việc nuốt sữa, bé còn nuốt thêm lượng không khí lớn. Khi không khí vào trong dạ dày quá nhiều, trẻ sẽ bị đầy hơi và trớ sữa.
Thông thường, trẻ vẫn vui chơi sau khi bị trớ sữa. (Ảnh minh họa)
3. Nuốt phải nước ối của mẹ
Hiện tượng trẻ nuốt phải nước ối khi ở trong bụng mẹ khá phổ biến. Việc này có thể khiến trẻ sơ sinh bị trớ sữa trong những lần ăn đầu tiên.
4. Do nhiễm trùng
Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng đường ruột dễ bị trớ sữa. Tất cả những hiện tượng nhiễm trùng như: nhiễm trùng da, viêm màng não, nhiễm trùng rốn... đều gây ra tiêu hóa và gây nôn cho trẻ.
5. Phản ứng thuốc
Trẻ sơ sinh thường phản ứng rất mạnh với thuốc có vị đắng. Khi uống thuốc, bé rất dễ bị nôn trớ.
6. Xuất huyết dạ dày
Trẻ sơ sinh bị trớ sữa có thể do bé bị chảy máu dạ dày. Lúc này, dịch nôn của trẻ có thể có màu đỏ hoặc nâu.
7. Trẻ bị táo bón
Táo bón là một bệnh lý về tiêu hóa thường gặp ở trẻ sơ sinh. Táo bón sẽ làm con bạn đầy bụng và bé rất dễ bị trớ sữa ngay sau khi ăn.
Cách xử lý khi trẻ bị nôn trớ sữa
Khi trẻ sơ sinh bị trớ sữa, mẹ nên để bé nằm nghiêng hoặc đỡ bé ngồi dậy để chất nôn không bị tràn vào khí quản, gây ngạt thở. Sau khi bé đỡ trớ, mẹ nên uống một lượng nước ấm nhỏ, từng ngụm một.
Điều chỉnh cách ăn hợp lý sẽ giúp trẻ hết trớ sữa. (Ảnh minh họa)
Những trường hợp trớ sữa thông thường chủ yếu do ăn uống nên mẹ chỉ cần điều chỉnh cách cho bé ăn một chút:
- Chỉ cho con ăn đủ, không ép bé ăn thêm dễ dẫn đến việc "sợ ăn" ở trẻ.
- Chia nhỏ thức ăn và cho bé ăn nhiều lần trong ngày thay vì cho bé ăn một lần quá nhiều.
- Sau khi bé bú, mẹ không nên đặt con nằm ngay mà nên đợi 10 - 15 phút.
- Lưu ý khi bé bú, mẹ cho con ngậm hết núm vú để tránh việc nuốt quá nhiều không khí vào dạ dày.
- Nếu trẻ sơ sinh bị trớ sữa thường xuyên, mẹ hãy đi con đi khám và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Mẹ nên chú ý nếu bé thường xuyên bị trớ sữa và có những triệu chứng như: đi ngoài, sốt, quấy khóc, mệt mỏi... thì rất có thể bé bị mắc bệnh, các mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ kiểm tra ngay.
>> XEM TIẾP: 9 bí mật ít ai biết khi cho con bú
Chuyên mục Làm mẹ - Nơi cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về chăm, nuôi và dạy con, các căn bệnh liên quan đến trẻ nhỏ. Mời độc giả gửi những thắc mắc, tâm sự, chia sẻ liên quan đến chủ đề này về địa chỉ lamme@eva.vn để được sẻ chia, nhận tư vấn từ chuyên gia. |