Hen suyễn và viêm phổi ở trẻ nhỏ là hai căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến hệ hô hấp và gây cho trẻ rất nhiều khó khăn trong quá trình hít thở.
Hen suyễn và viêm phổi là hai căn bệnh ảnh hưởng chung đến phổi thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Chúng có các triệu chứng khá giống nhau nên nhiều bậc phụ huynh thường nhầm lẫn, không phân biệt được dẫn đến điều trị sai cách cho con, bệnh ngày càng nặng.
Cả hen suyễn và viêm phổi đều có những triệu chứng chung như: khó thở, ho, nhịp tim nhanh dẫn đến sự gia tăng tỷ lệ hô hấp.
Giữa bệnh viêm phổi và bệnh hen suyễn có mối liên quan đặc biệt với nhau:
- Những bé mắc bệnh hô hấp mãn tính như hen suyễn có thể có nguy cơ cao phát triển bệnh viêm phổi.
- Nếu bị đồng thời hen và cảm cúm, các triệu chứng của con có thể tồi tệ hơn và có nhiều khả năng mắc viêm phổi hơn so với những người không mắc bệnh hen suyễn.
Tuy nhiên, để cải thiện tình trạng bệnh và điều trị tận gốc cho con, mẹ nên phân biệt rõ hai căn bệnh này.
Bệnh hen suyễn
Hen suyễn là một bệnh mãn tính gây ra viêm định kỳ và hẹp đường thở. Bệnh này khó và dường như không thể chữa được, nhưng có thể cải thiện theo thời gian nếu được điều trị đúng cách.
Các triệu chứng của bệnh hen suyễn
Bệnh suyễn khởi phát có thể bao gồm ho, tức ngực và thở khò khè. Nếu bệnh nặng có thể làm gia tăng tốc độ tốc độ thở và nhịp tim. Từ đó chức năng phổi giảm gây khó thở. Biểu hiện rõ nét nhất là khi thở phát ra tiếng kêu nho nhỏ.
Các triệu chứng từ nhẹ đến nặng của hen suyễn có thể kéo dài một vài phút đến nhiều giờ.
Bé mắc hen suyễn có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố:
- Chất gây dị ứng như phấn hoa, nấm mốc và lông vật nuôi
- Hơi hóa chất
- Không khí ô nhiễm
- Khói thuốc lá
- Tập thể dục mạnh
- Thời tiết lạnh và khô
Bệnh viêm phổi
Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng phổi có thể xảy ra trong một phần của phổi hay ở cả hai lá phổi. Bệnh gây ra viêm túi khí, thậm chí là tràn dịch phổi tuy nhiên có thể điều trị và chữa khỏi.
Các triệu chứng của viêm phổi
Các triệu chứng của viêm phổi ở trẻ nhỏ ban đầu rất nhẹ khiến nhiều mẹ lầm tưởng cảm lạnh thông thường. Khi bệnh con nặng có thể ho kèm theo đờm xanh, vàng hoặc có máu.
Các triệu chứng khác bao gồm: sốt, đau đầu, da mềm nhũn, mệt mỏi, mất cảm giác ngon miệng, khó thở, đau ngực hơn khi thở hoặc ho.
Viêm phổi có thể được gây ra do virus hoặc vi khuẩn. Triệu chứng viêm phổi do virus bắt đầu tương tự như của bệnh cúm, bao gồm sốt, đau cơ bắp và ho khan. Nếu nặng bệnh có thể dẫn đến ho kéo dài và xuất hiện dịch nhầy.
Viêm phổi do vi khuẩn, nhiệt độ cơ thể bé tăng cao khoảng105 ° F, dẫn đến mê sảng, nhịp tim và hơi thở có thể tăng lên; móng chân, tay và môi có thể chuyển sang màu xanh do thiếu oxy.
Ngoài ra còn có một số tác nhân gây viêm phổi, đó là khuẩn Mycoplasma, nấm, hóa chất.
Một số lưu ý khi điều trị viêm phổi và hen suyễn cho con mẹ bắt buộc phải nhớ:
Không để con tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm: Hen suyễn và viêm phổi đều là hai căn bệnh được gây ra và tác động nhiều đến đường thở. Chính vì lý do mỗi trường khói bụi, nhiều ô nhiễm càng làm gia tăng tình trạng của bệnh.
Vì thế, để hạn chế sự lây lan của bệnh, nếu buộc phải tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm phải có biện pháp phòng bị cho trẻ như đeo khẩu trang hoặc quấn khăn kín đáo; mặc quần áo đủ ấm để tránh cảm lạnh.
Cân nhắc kĩ trước khi dùng thuốc: Nhất là đối với những loại thuốc kháng sinh rất khó có thể giúp hai loại bệnh thuyên giảm mà còn làm cơ thể bé bị nhờn thuốc do lạm dụng quá nhiều lần. Bên cạnh đó, hen suyễn và viêm phổi thường bị gây ra bởi vi khuẩn mà kháng sinh lại là thuốc để tiêu diệt virus.
Ngoài ra, khi dùng thuốc, một số phụ huynh còn có thói quen sử dụng cho con như sử dụng cho người lớn, thấy bệnh con có biểu hiện thuyên giảm là ngừng dùng thuốc.
Tuy nhiên, đây là hai căn bệnh mãn tính, cần điều trị đủ liều và lâu dài bệnh mới có thể được trị dứt điểm. Đối với những trường hợp bệnh nặng hơn cần phải điều trị theo phác đồ của bác sĩ, mẹ không được tự ý dùng thuốc.
Bồi bổ dinh dưỡng cho con: Thịt gà, trứng, tôm, cua... và một số món ăn khác thường được các mẹ truyền tai nhau hạn chế cho con dùng khi bị hen suyễn hoặc viêm phổi. Tuy nhiên, ngược lại với quan niệm sai lầm của các mẹ, khi con bị ốm lại càng cần bồi bổ nhiều chất dinh dưỡng hơn bởi thiếu chất dinh dưỡng chính là nguyên nhân khiến sức đề kháng của trẻ trước virus gây bệnh bị yếu đi.
Mẹ nên bồi bổ cho con bằng một số món ăn dinh dưỡng như: cháo gạo lứt, rau chân vịt, rau cần, canh thịt heo, nấm, cần tây...