Để đảm bảo an toàn cho trẻ trong chính ngôi nhà của mình, các mẹ cần ghi chú lại những điều này.
So với trẻ sơ sinh, một đứa trẻ đã biết lật, biết bò hay đang chập chững tập đi sẽ dễ gặp nguy hiểm hơn. Trên thực tế, căn nhà của bạn không thực sự an toàn cho trẻ như bạn nghĩ, nó có rất nhiều mối nguy hiểm tồn tại và có thể đe dọa tính mạng, sự an toàn của trẻ bất kỳ lúc nào. Do đó để đảm bảo an toàn cho trẻ ngay chính tại ngôi nhà của mình, các mẹ cần phải thực hiện ngay những điều này.
Phòng tắm
1. Không nên để quá nhiều đồ chơi, thú bông trên giường ngủ của bé để tránh trường hợp trẻ bị ngạt thở. 2. Trong phòng trẻ, ánh sáng phải luôn dịu mát vào ban đêm lẫn ban ngày. Bé sẽ hoảng sợ trước một không gian quá tối. 3. Chăn gối của bé và mẹ nên giặt và phơi dưới ánh nắng mặt trời liên tục, thường xuyên vì như thế sẽ diệt vi khuẩn và ngăn ngừa các bệnh về da, hô hấp. 4. không nên để bé sống ở những căn phòng vừa mới tu sửa lại hoặc vừa mới xây còn ngập tràn mùi sơn. 5. Các cửa sổ trong phòng của bé, mẹ nên dùng loại chốt cửa ngăn các cửa sổ mở rộng hơn 10 cm. Không để ghế hoặc đồ vật gần cửa sổ để bé leo lên. |
Phòng ngủ của trẻ
1. Không nên để quá nhiều đồ chơi, thú bông trên giường ngủ của bé để tránh trường hợp trẻ bị ngạt thở. 2. Trong phòng trẻ, ánh sáng phải luôn dịu mát vào ban đêm lẫn ban ngày. Bé sẽ hoảng sợ trước một không gian quá tối. 3. Chăn gối của bé và mẹ nên giặt và phơi dưới ánh nắng mặt trời liên tục, thường xuyên vì như thế sẽ diệt vi khuẩn và ngăn ngừa các bệnh về da, hô hấp. 4. không nên để bé sống ở những căn phòng vừa mới tu sửa lại hoặc vừa mới xây còn ngập tràn mùi sơn. 5. Các cửa sổ trong phòng của bé, mẹ nên dùng loại chốt cửa ngăn các cửa sổ mở rộng hơn 10 cm. Không để ghế hoặc đồ vật gần cửa sổ để bé leo lên. |
Phòng bếp
1. Luôn để các cán tay cầm của vật dụng nấu bếp, đặc biệt khi đang nấu vào phía bên trong. Đừng bao giờ để cán tay cầm của nồi, chảo nóng ra phía ngoài nơi trẻ có thể với và kéo đổ chúng. 2. Lắp các loại chốt khóa lên lò nướng, lò vi sóng, tủ lạnh… để trẻ không thể mở/bật các thiết bị này lên. 3. Các dụng cụ nguy hiểm như dao, kéo…cần để xa tâm với của trẻ 4. Luôn đậy nắp thùng rác, và đựng các loại chai lọ, hộp tái chế được vào các thùng/túi riêng và đặt xa tầm với của trẻ. 5. Không bao giờ cho bé ngồi trên mặt quầy bếp 6. Đặt các loại máy pha cà phê, lò nướng, lò vi sóng, và tất cả các thiết bị điện nói chung ra xa khỏi tầm với của trẻ 7.Không bao giờ để đồ thủy tinh, gốm sức, thức ăn, thức uống nóng trên bàn ăn khi người lớn không có mặt ở đó. 8. Nếu dùng bếp ga, hãy khóa ga ngay khi bạn nấu nướng xong. |
Phòng khách
1. Đối với cửa chính, để cửa không sập lại làm kẹt tay bé, người lớn hãy đặt một chiếc khăn trên đầu cửa để giữ cửa khép hờ. Nên dùng vật chặn cửa để cửa không sập lại đột ngột. 2. Các ổ cắm người lớn cần lắp đặt xa tầm với của trẻ 3. Bố mẹ nên gắn cố định tivi để tránh trường hợp trẻ nô đùa và va phải. 4. Sàn nhà nên được quét dọn sạch sẽ để tránh vương vãi các vật nhỏ làm trẻ tò mò và cho vào mồm 5. Ấm hoặc phích nước nóng, cha mẹ hãy để ở một chỗ kín để không gây hại cho trẻ. |
Bài liên quan: Minh họa cách sơ cứu trẻ bị hóc nghẹn mẹ phải biết "Luật bàn tay" mẹ PHẢI dạy con tự vệ 6 điều mẹ muốn dạy con gái đẹp ngoan |