Bước vào tuổi lên 5 trẻ bắt đầu có sự nhận thức và phát triển vượt trội về mọi mặt, cả về thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ lẫn tính cách. Ở lứa tuổi này, trẻ bắt đầu thể hiện chính kiến của mình và thường tỏ ra bướng bỉnh.
Trẻ 5 tuổi thường hiếu động, ham chơi và có nhiều hoạt động giao tiếp với bạn bè, như bé thích chơi các trò chơi tập thể, bắt đầu tiếp thu nhiều kiến thức mới mẻ ở trường, phát triển về khả năng tư duy logic cũng như hoàn thiện về trí tuệ, ngôn ngữ.
Dưới đây là danh sách các kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi có thể đạt được tại thời điểm này. Bố mẹ có thể căn cứ vào đó để dạy dỗ, uốn nắn, hướng dẫn trẻ đạt được những mốc phát triển quan trọng.
Những kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi
Về mặt xã hội, cảm xúc
|
Về mặt ngôn ngữ, giao tiếp
|
- Trẻ hòa đồng, chơi đùa vui vẻ với bạn bè.
- Trẻ muốn làm vui lòng bố mẹ và có thói quen bắt chước hành động của bố mẹ.
- Đồng ý với nội quy mà người lớn đặt ra
- Thích hát, múa và hành động.
- Nhận thức rõ hơn về giới tính và có những trò chơi phù hợp với giới tính của mình.
- Tỏ vẻ tự lập hơn (ví dụ, có thể tự đến thăm người hàng xóm nhưng vẫn cần người lớn giám sát).
- Đôi khi đòi hỏi và đôi khi rất hợp tác.
- Thích thú khi nhận được lời khen.
- Bé có thể đưa ra lời chỉ trích đối với hành động sai trái của người khác.
- Bé kiểm soát cảm xúc của mình tốt hơn, ít tức giận một cách vô cớ.
- Bé có thể kiên nhẫn và tranh luận với bố mẹ về một vấn đề gì đó.
|
- Nói rất rõ
- Kể một câu truyện đơn giản với những câu đầy đủ.
- Dùng thì tương lai, ví dụ “bà ngoại sẽ đến đây” hoặc “Chúng ta sẽ đi học vào ngày mai”.
- Có thể nói rõ ràng hành động của người khác, chẳng hạn như “Cậu bé đang nhảy dây”.
- Trẻ nói chuyện nhiều hơn ngay cả khi không có ai ở bên cạnh.
- Vốn từ vựng của bé ngày một phong phú. Câu nói cũng phức tạp và nhiều ý hơn.
- Khi nói, bé sử dụng đúng đại từ nhân xưng; biết cách sử dụng các từ chỉ số nhiều.
|
|
Trẻ 5 tuổi đã có thể nói chuyện rõ ràng với những câu phức tạp nhiều ý hơn (Ảnh minh họa)
Về nhận thức (học, nghĩ, giải quyết vấn đề)
|
Về cử động, phát triển thể chất
|
- Biết địa chỉ nhà ở và số điện thoại của bố mẹ, anh chị em ruột trong nhà.
- Nhận biết được hầu hết các chữ cái trong bảng chữ cái.
- Đếm được 10 đồ vật hay thậm chí là nhiều hơn.
- Có thể vẽ một người với tối thiểu 6 bộ phận.
- Có thể viết vài chữ cái hoặc số.
- Sao chép hình tam giác và các dạng hình học khác.
- Biết về những đồ vật được dùng hàng ngày như tiền và thức ăn.
- Hiểu rõ các khái niệm về thời gian.
- Sử dụng các thời điểm trong quá khứ, hiện tại, tương lai một cách tương đối chính xác.
- Các vở kịch tưởng tượng của bé sẽ ngày một phức tạp và có nhiều chi tiết hơn.
- Có thể bé sẽ nhớ được ngày sinh nhật của bản thân và bố mẹ.
- Cách tư duy của bé vẫn còn ngây thơ, chưa thực sự logic.
- Có thể nói điều gì thật và điều gì giả vờ.
|
- Đứng trên một bàn chân tối thiểu 10 giây.
- Nhảy lò cò, có thể nhảy cách quãng.
- Có thể nhào lộn.
- Dùng muỗng và đôi khi dùng dao.
- Có thể tự đi vệ sinh.
- Tự mặc được quần áo nhưng vẫn cần người lớn buộc hộ dây giày.
- Đu đưa và leo trèo tốt hơn.
- Cắt và dán hình ảnh đơn giản.
- Có thể cầm được bút chì như người lớn.
|
|
Trẻ hòa đồng, chơi đùa vui vẻ với bạn bè (Ảnh minh họa)
Cần nói với bác sĩ khi trẻ có các biểu hiện:
- Không bày tỏ nhiều cảm xúc.
- Có nhiều hành vi thái quá (quá sợ hãi, hung hăng, nhút nhát hoặc buồn bã).
- Dễ bị phân tâm, khó tập trung vào một hoạt động nào đó hơn 5 phút.
- Không đáp ứng với người khác hoặc đáp ứng một cách hời hợt.
- Không thể nói điều gì thật và điều gì là giả vờ.
- Không chơi nhiều trò chơi vận động.
- Không thể nói chính xác được họ tên của mình.
- Không dùng số nhiều.
- Không sử dụng đúng thì quá khứ.
- Không thể kể lại về những sinh hoạt hoặc kinh nghiệm hàng ngày.
- Không thể vẽ tranh.
- Không thể đánh răng, rửa và lau khô bàn tay hoặc cởi quần áo không cần trợ giúp.
- Mất các kỹ năng sống đã đạt được.
>> XEM TIẾP: 22 kỹ năng sống cho trẻ mầm non mẹ cần dạy nhanh kẻo muộn