Những thời điểm tuyệt đối không nên tắm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Ngày 13/01/2018 19:23 PM (GMT+7)

Trẻ luôn thích được vùng vẫy trong nước và có cảm giác dễ chịu sau khi tắm. Tuy nhiên, có những thời điểm mẹ tuyệt đối không nên tắm cho trẻ dù nắng hay mưa nếu không sẽ mang đến những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của con.

Sau khi tiêm phòng

Sau khi tiêm chủng, vết tiêm của bé thường là vết thương hở, nếu tắm, vết thương có thể bị viêm thậm chí nhiễm trùng.Do đó mẹ lưu ý sau khi tiêm phòng mẹ nên đợi ít nhất 24 tiếng rồi mới tắm cho con.

Khi bé bị bỏng mà vết thương chưa lành

Nếu em bé vô tình bị bỏng, mẹ nên nhớ rằng khi vết thương của con chưa kịp hồi phục thì mẹ không nên tắm cho con như bình thường. Khi vết bỏng trên người bé còn là vết thương hở, tắm sớm có thể khiến vết thương lan rộng ra hoặc viêm nhiễm.

Chú ý: Nếu bạn muốn tắm cho bé, nên đợi cho đến khi vùng da bị bỏng đã khô, không có mủ.

Những thời điểm tuyệt đối không nên tắm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ - 1

Sau khi cho bé bú

Các bà mẹ thường lo lắng rằng nếu bé đói sẽ không thể đùa nghịch khi tắm, không thích tắm vì vậy nhiều mẹ thường cho con bú trước khi bế con đi tắm.

Như bạn đã biết, chức năng tiêu hóa của các bé chưa hoàn thiện. Vì vậy nếu bạn cho bé bú, bé cũng phải mất một thời gian để tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng.

Chú ý: Nếu mẹ muốn tắm cho con và giúp con cảm thấy thích thú khi tắm thì mẹ nên cho con bú 1-2 tiếng trước khi tắm.

Tắm khi bé đói

Khi bé đói, lượng đường trong máu của bé lúc này đang bị hạ thấp. Ngay cả người lớn tắm vào lúc này cũng không có đủ năng lượng tiêu hai cần thiết cho cơ thể, có thể dẫn đến chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu, thậm chí là đột quỵ.

Những thời điểm tuyệt đối không nên tắm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ - 2

Khi trẻ vừa ăn no xong

Người lớn vừa ăn no đã đi tắm sẽ thấy không dễ chịu lắm, và tất nhiên là trẻ con cũng vậy. Đặc biệt, với những trẻ còn chưa đầy một tuổi, việc tắm ngay sau khi ăn no dễ dàng khiến bé bị trào ngược dạ dày, gội đầu ngay khi đó cũng dễ gây ra hiện tượng thiếu dưỡng khí trên não, có ảnh hưởng không tốt với sức khỏe của trẻ.

Khi trẻ cảm lạnh, hâm hâm sốt

Nhiều bà mẹ thích cho con ngâm mình vào bồn nước ấm với hy vọng đạt được hiệu quả giải nhiệt bằng phương pháp vật lý. Tuy nhiên, cần phải nhắc nhở các mẹ thật rõ ràng rằng: Nếu như con bạn bị cảm lạnh, có hiện tượng sốt, tốt nhất không nên cho trẻ đi tắm. Nguyên nhân là do khi tắm, lỗ chân lông của trẻ giãn rộng ra, không khí lạnh dễ dàng thâm nhập khiến cho bệnh tình của con ngày một nặng thêm.

Khi da con đang chịu tổn thương

Trẻ con mải nghịch ngợm sẽ không tránh khỏi va chạm và xước xát ngoài da. Tuy nhiên, mẹ cần đặc biệt chú ý, tắm cho con trong khi trẻ đang có tổn thương về da nếu không cẩn thận con sẽ dễ bị nhiễm trùng, thời gian hồi phục chậm.

Khi con vừa nôn, trớ

Những đứa trẻ đang bú sữa mẹ thường có hiện tượng nôn, trớ. Khi trẻ nôn trớ làm bẩn quần áo, mẹ cũng không nên tắm ngay cho con mà lau người, thay áo trước đã. Mẹ đừng để ý đến chuyện con “bốc mùi”, khi con hoàn toàn bình thường mẹ hãy đưa con đi tắm.

Những thời điểm tuyệt đối không nên tắm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ - 3

Trước giờ ngủ của trẻ vào ban đêm

Tắm ngay trước khi ngủ dễ khiến cho bộ não hưng phấn, không dễ dàng chìm vào giấc ngủ, phương pháp này cũng không phù hợp với bộ não đang phát triển của trẻ. Dù rằng sau khi tắm xong, bạn sẽ lau khô tóc cho trẻ thì khi trẻ đi ngủ, trẻ vẫn dễ bị lạnh đầu, dẫn đến đau đầu, cảm lạnh.

Tắm khi trẻ vừa tỉnh ngủ

Nhiều người lớn thích tắm ngay khi ngủ dậy để tỉnh táo. Tuy nhiên, cách làm này lại không hề phù hợp với trẻ nhỏ. Vào buổi sáng, khi trẻ ngủ dậy, thân thể trẻ lúc này khá yếu, ngay lập tức đi tắm sẽ làm trẻ giảm thân nhiệt nhanh, trẻ không thích ứng kịp sự thay đổi nhiệt độ dễ bị ốm, không tốt cho sức khỏe của trẻ.

Tắm sau khi trẻ vận động

Trẻ nhỏ thường hay vui chơi bên ngoài và về nhà trong bộ dạng đầy mồ hôi, khắp cơ thể bốc lên mùi hôi dễ khiến cho bạn thấy khó chịu. Tuy nhiên, mẹ cũng cần chờ con khô hẳn mồ hôi, hết mệt rồi mới đưa con đi tắm. Khi trẻ đang nhiều mồ hôi, đi tắm ngay sẽ bị ốm. Do sau khi vận động, lỗ chân lông của trẻ đang mở để thoát mồ hôi, tản nhiệt. Chính vì thế, nước tắm sẽ dễ dàng đưa nhiệt lượng trong cơ thể trẻ ra ngoài. Tốt nhất nên chờ nửa tiếng sau khi trẻ vận động mẹ mới đưa trẻ đi tắm.

Theo Quỳnh Anh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Người mẹ cần biết