Bà đã gắn bó với Việt Nam gần 20 năm và trong khoảng 10 năm trở lại đây, bà đã giúp nhiều người khiếm thính có công ăn việc làm và tìm kiếm được giá trị sống tốt đẹp trong lao động.
Một không gian thưởng thức cà phê yên tĩnh, những nhân viên phục vụ tại quán đều là người khiếm thính. Chủ quán là bà Kathleen Huff, tên tiếng Việt là Liên. Bà đã gắn bó với Việt Nam 18 năm để hỗ trợ những người có hoàn cảnh thiệt thòi.
Bà Kathleen đã gắn bó với Việt Nam 18 năm để hỗ trợ những người có hoàn cảnh thiệt thòi.
Bà Kathleen chia sẻ: "Tôi và gia đình tới đây để giúp đỡ những người trẻ khuyết tật ở Việt Nam. Và tôi thấy rằng những người khiếm thính họ chỉ có một khiếm khuyết duy nhất đó là giao tiếp. Nếu giải quyết được vấn đề này họ có thể làm được mọi thứ. Chính vì vậy tôi quyết định học ngôn ngữ ký hiệu để giao tiếp với họ và quyết định mở quán Bread of Life".
Xem clip tại đây:
Bản quyền video thuộc về VTV.
Nhờ học ngôn ngữ ký hiệu, bà Kathleen đã chỉ dạy cho các nhân viên của mình cách nấu ăn, cách phục vụ và giao tiếp với khách. Cử chỉ ân cần, ánh mắt nhân hậu bà khiến các nhân viên của mình cảm nhận đây là tổ ấm.
Quyên và Trung quen nhau khi làm việc tại đây. Họ yêu nhau và tiến đến hôn nhân cùng sự giúp đỡ của bà. Dưới mái ấm này, họ đã có một cậu con trai kháu khỉnh.
Nguyễn Văn Trung kể: "Quyên gặp cô Liên trước tôi. Tôi được cô Liên giới thiệu làm việc ở đây. Tôi bắt đầu để ý đến Quyên khi thấy Quyên làm việc trong bếp. Đến giờ chúng tôi đã kết hôn và có cậu nhóc 8 tháng tuổi. Chúng tôi rất yêu công việc của mình ở đây".
Đến nay, quán Bread of Life đã hoạt động được 10 năm, trở thành điểm đến quen thuộc của người Đà Nẵng. Cũng chừng ấy năm, bà Kathleen cảm thấy mình là người hạnh phúc bởi đã khơi dậy tình yêu lao động của những bạn trẻ thiệt thòi.
"Để làm việc ở đây, tôi chỉ có một yêu cầu rất đơn giản với những người khiếm thính: họ phải là những người chăm chỉ, ham mê lao động. Những người ở đây hiểu được điều đó. Và điều đó làm tôi thấy hạnh phúc, ấm áp từ con tim mình", bà Kathleen bày tỏ.