Có những dấu hiệu bệnh tưởng bình thường mà nguy hiểm tới tính mạng của trẻ đấy!
Ho, sổ mũi, sốt, đi ngoài… là những bệnh thường xuyên gặp ở trẻ nhỏ. Phần lớn những bệnh ấy bố mẹ không cần quá lo lắng, thế nhưng cũng có một số triệu chứng ở trẻ mà bố mẹ buộc phải quan tâm, bởi nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ, thậm chí còn nguy hiểm đến cả tính mạng trẻ.
Trẻ sốt cao liên tục nhiều ngày
Trẻ bị sốt, có những lúc không cần đưa đến bệnh viện, nhưng cũng có khi là biểu hiện nghiêm trọng liên quan đến tính mạng. Chính vì vậy, khi con bị sốt, bố mẹ không chỉ cần đo thân nhiệt cho con mà còn phải quan sát biểu hiện cũng như những triệu chứng trên người con.
Nếu con bị sốt nhưng vẫn ăn uống chơi đùa bình thường thì không cần đưa đến bệnh viện. Trẻ sốt trên 38,5 độ C mới nên cho con dùng thuốc hạ sốt. Trẻ hơn hai tuổi, thân nhiệt trên 40 độ C, có triệu chứng bất thường hoặc sốt liên tục 4 ngày thì phải đưa đến bệnh viện ngay. Trẻ dưới hai tuổi, khi sốt liên tục 48 tiếng đồng hồ thì phải đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra.
Click để xem thêm: Các mẹo dân gian giúp trẻ hạ sốt không cần dùng thuốc
Trẻ bị đau đầu nghiêm trọng
Làm thế nào để phân biệt được trẻ bị đau đầu nhẹ và đau đầu dữ dội? Thông thường đau đầu nhẹ thì uống thuốc sẽ khỏi, còn khi trẻ đau đầu liền mấy tiếng đồng hồ, hoặc đau đến mức không ăn không chơi được thì phải đưa đến bệnh viện ngay.
Triệu chứng đau đầu thường do căng da đầu chứ không phải là vấn đề về não, nhưng nếu đau đầu có triệu chứng liên quan đến hệ thần kinh như rối loạn ý thức, thị lực kém, đi đứng khó khăn thì phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay. Ngoài ra nếu đau đầu có kèm theo sốt, nôn mửa, mỏi cổ cũng nên đưa trẻ đến bệnh viện, bởi vì đây có thể là triệu chứng của bệnh viêm màng não. Trẻ thường xuyên đau đầu cũng nên cho trẻ đi khám.
Trẻ bị tiêu chảy hoặc nôn dữ dội
Trẻ bị ngộ độc thực phẩm hoặc viêm đường ruột phải quan sát kỹ tần suất đi ngoài hoặc nôn mửa của trẻ. Nôn mửa hoặc đi ngoài sẽ dẫn đến mất nước, nếu phát hiện trẻ có hiện tượng đi ngoài ra nước thì chứng tỏ trẻ đang có bệnh trong người, cần đưa đến bệnh viện ngay. Đồng thời trẻ còn nhỏ, nên càng mất nước nhiều thì càng nguy hiểm.
Click để xem thêm: Những kỹ năng mẹ nhất định phải biết khi bé bị tiêu chảy
Trẻ bị phát ban từng mảng lớn
Nếu trẻ bị nổi ban ở một vùng nào đó trên tay hoặc chân thì không sao, nhưng nếu nổi ban khắp người thì mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay.
Theo một bác sĩ người Mỹ thì dùng tay miết mạnh xuống đám ban trên da trẻ, nếu da chuyển từ màu đỏ sang màu trắng, khi không miết nữa da lại trở về màu đỏ thì không cần lo lắng, phần lớn vết ban đó có thể là do vi rút gây nên, do trẻ bị dị ứng hoặc nổi mề đay. Ngoài ra sau khi ho hoặc nôn dữ dội, trẻ bị phát ban trên mặt, thông thường cũng không phải là vấn đề nghiêm trọng. Nếu trên da xuất hiện những nốt lấm tấm nhỏ màu đỏ hoặc tím, dù có ấn lên da hay không những nốt đó cũng giữ nguyên màu sắc, thì phải kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện. Đây có thể là triệu chứng của bệnh viêm màng não hoặc nhiễm trùng huyết, nếu có kèm theo sốt thì càng nguy hiểm hơn.
Một trường hợp nữa cần phải chú ý là vừa nổi mề đay môi vừa sưng tấy thì phải lập tức đưa trẻ tới bệnh viện, nếu trẻ khó thở thì đây có thể là dị ứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính mạng, cần đưa đi cấp cứu ngay lập tức.
Trẻ bị mỏi cổ
Mỏi cổ có thể là triệu chứng của bệnh viêm màng não, nhưng bố mẹ cũng không nên quá hoang mang, cần phán đoán về triệu chứng của những bệnh khác. Nếu trẻ bị sốt và đau đầu thì cần đưa đến bệnh viện ngay. Nếu không có những triệu chứng gì bất thường thì có thể là trẻ bị sái cổ. Đôi khi vừa mỏi cổ vừa sốt là triệu chứng của bệnh viêm amidan, nên đưa trẻ đi kiểm tra. Mỏi cổ do bên ngoài tác động vào cũng nên đưa trẻ tới bệnh viện khám xét cẩn thận.