Trẻ 2 tuổi bị nôn liên tục phải xử lý thế nào?

Linh San - Ngày 10/12/2020 14:30 PM (GMT+7)

Trẻ 2 tuổi bị nôn liên tục khiến nhiều mẹ lo lắng, sợ hãi vì không biết con mình có mắc bệnh gì không. Với trẻ 2 tuổi, việc nôn liên tục có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. 

Trẻ bị nôn là do thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản và trào ra miệng. Tuy nhiên, đôi khi, việc nôn là biểu hiện từ những bệnh lý khác nhau mà các bố mẹ nên chú ý. 

Trẻ 2 tuổi bị nôn liên tục nguyên nhân do đâu?

Trẻ bị nhiễm trùng tiết niệu 

Cần phải xem xét đến yếu tố này nếu như trẻ 2 tuổi ăn vào là bị nôn và sốt cao trong vài ngày. Đôi khi, trẻ sẽ kèm theo triệu chứng nôn, khi đi tiểu thấy đau rát và có mùi khó chịu. 

Trẻ 2 tuổi bị nôn liên tục phải xử lý thế nào? - 1

Trẻ bị nôn là do thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản và trào ra miệng. (Ảnh minh họa)

Trẻ viêm dạ dày ruột và ngộ độc thức ăn 

Việc phân biệt trẻ bị vi khuẩn gây ngộ độc thức ăn và bệnh viêm dạ dày ruột là do virus là rất khó khăn bởi trẻ có thể sẽ bị nôn ồ ạt trong khoảng 5-30 phút/lần chỉ từ 11-12 giờ đầu. Để phân biệt, cha mẹ có thể căn cứ theo một số dấu hiệu như sau:

- Đối với trẻ bị nhiễm virus gây nôn:

+ Thường khởi phát đột ngột, trẻ bị sốt cao, đau bụng và nôn. 

+ Thời gian nôn kéo dài khoảng 3 ngày. 

+ Từ ngày đầu hoặc ngày thứ 2 bắt đầu xuất hiện hiện tượng tiêu chảy. 

- Đối với trẻ bị ngộ độc thức ăn:

+ Bệnh thường khởi phát từ 2-12 giờ sau khi trẻ ăn phải thực phẩm kém chất lượng. 

+ Trẻ không bị sốt, có thể bị tiêu chảy hoặc không. 

+ Với trẻ bị nôn hoặc sốt cao kéo dài 12 giờ thì đó không được cho là ngộ độc thực phẩm.

Trẻ bị nôn do lồng ruột 

Một số trẻ dưới 4 tuổi thường sẽ bị lồng ruột. Các dấu hiệu của lồng ruột bao gồm:

- Người nhợt nhạt, co chân về phía bụng. 

- Bị đi ngoài phân lỏng. 

- Trong phân có thể kèm theo máu. 

Trẻ bị tắc ruột nên nôn

Đối với trẻ 2 tuổi bị nôn liên tục có thể là do bị tắc ruột. Mặc dù đây là bệnh lý hiếm nhưng lại rất nguy hiểm và cần phải được cấp cứu nhanh chóng. Một số triệu chứng thông thường như sau:

- Bị đau bụng dữ dội, liên tục hoặc từng cơn đột ngột.

- Nôn vọt ra mật xanh, mật vàng.

Trẻ 2 tuổi bị nôn liên tục phải xử lý thế nào? - 2

Đối với trẻ 2 tuổi bị nôn liên tục có thể là do bị tắc ruột. (Ảnh minh họa)

- Không đi đại tiện 

- Sắc mặt nhợt nhạt, bị vã mồ hôi 

- Tình trạng càng ngày càng nặng hơn. 

Trẻ bị nôn do trúng gió, cảm lạnh 

Do bị cảm lạnh nên trẻ có nhiều nước mũi, nước mũi đặc khiến trẻ nuốt phải. Trẻ 2 tuổi chưa biết xì mũi hay nhổ đờm nên khiến cho dạ dày của trẻ luôn bị căng đầy và khó chịu. Điều này khiến trẻ bị ho nhiều, khóc nhiều làm cho trẻ bị nôn trớ nhiều lần. Đối với trường hợp trẻ bị trúng gió, cơ thể trẻ mệt lả, đau bụng, tiêu chảy, sổ mũi và trẻ thường bị nôn sốt. 

Trẻ 2 tuổi bị nôn liên tục phải làm sao?

Khi trẻ bị nôn trớ nhiều lần, đặc biệt là mỗi khi trẻ 2 tuổi ăn vào là bị nôn thì cha mẹ cần chú ý thực hiện các biện pháp sau:

- Đỡ bé ngồi dậy hoặc đặt bé nằm nghiêng để đề phòng những chất nôn không bị tràn vào khí quản gây sặc, làm nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. 

- Sau khi trẻ đã bớt nôn hơn thì cho trẻ uống từng ngụm nước sôi hoặc dung dịch bù nước Oresol. Bố mẹ nên pha dung dịch Oresol theo tỉ lệ hướng dẫn ghi trên bao bì. Nếu trẻ không chịu uống hoặc nôn sau khi uống oresol thì bố mẹ cần phải theo dõi thật kỹ những triệu chứng mất nước và cho uống lại sau khoảng 10 phút. 

Trẻ 2 tuổi bị nôn liên tục phải xử lý thế nào? - 3

Sau khi trẻ đã bớt nôn hơn thì cho trẻ uống từng ngụm nước sôi hoặc dung dịch bù nước Oresol. (Ảnh minh họa)

- Khi bé nôn xong, không nên cố gắng ép bé ăn vì bộ phận tiêu hóa đang có vấn đề. Chỉ nên cho bé ăn các loại thức ăn ở dạng lỏng, dễ tiêu hóa và đút từng ít vào để trẻ khi ăn không bị nôn. 

- Lưu ý nên cho trẻ nằm gối đầu cao, tránh trào ngược, không mặc quần áo quá chật để làm gia tăng áp lực ổ bụng. 

- Với trường hợp nghi ngờ bị nôn do siêu vi, vi trùng dễ lây nhiễm, bố mẹ cần phải thật cẩn thận khi chăm sóc, rửa tay thường xuyên và giữ trẻ ở nhà đến khi trẻ hết nôn trong 24 giờ. 

Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?

Nếu như trẻ bị nôn liên tục và xuất hiện các triệu chứng sau thì cha mẹ cần phải nhanh chóng đưa bé đi khám kịp thời như:

- Trướng bụng, đau bụng quằn quại.

- Co giật, luôn trong trạng thái kích thích, lơ mơ, không tỉnh táo. 

- Trẻ bị nôn liên tục nhiều hơn 24 tiếng. 

- Xuất hiện các triệu chứng mất nước như: ít đi tiểu, ít nước mặt, miệng khô. 

- Trong dịch nôn có mật màu xanh hoặc máu. 

Trẻ 2 tuổi bị nôn liên tục phải xử lý thế nào? - 4

Mẹ lưu ý khi trẻ ăn vào bị nôn. (Ảnh minh họa)

Cha mẹ lưu ý, nên lưu giữ lại một chút mật xanh hoặc dịch nôn lẫn máu để các bác sĩ kiểm tra và có những chẩn đoán chính xác nhất. Ngoài ra, nếu bé bị nôn nhưng kèm theo chút máu tươi thì cha mẹ cũng không cần phải quá lo lắng. Đây có thể là do nôn quá mạch ở thực quản khiến bị xước. 

Với trường hợp trẻ nuốt phải máu từ vết thương nào đó tại miệng hoặc bị chảy máu cam trong vòng 6 tiếng cũng thể xuất hiện các tia máu đỏ như vậy. Vì thế, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ nếu như trẻ tiếp tục nôn và có lẫn máu ở lần sau với số lượng tăng dần.

"Kids and Throwing up: Should you worry, Blog Choc Childrens, January 31, 2018

Mách mẹ mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh cực kỳ hiệu quả
Đối với những mẹ bỉm sữa, con nôn trớ có thể là một trong những điều ám ảnh nhất vì nó khiến mẹ phải vất vả thay quần áo, cho con ăn lại, có khi còn...

Linh San Tổng hợp
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách