Bệnh quai bị có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như viêm tinh hoàn, viêm não, viêm tụy cấp.
Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan qua đường hô hấp. Bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ đặc biệt là từ 3 đến 14 tuổi. Bệnh thường xảy ra vào thời tiết chuyển mùa như đông xuân hoặc hè thu.
Khi bé bị mắc quai bị, bố mẹ cần điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.
DẤU HIỆU TRẺ BỊ QUAI BỊ
Dấu hiệu chủ yếu của bệnh quai bị là sự sưng lên của tuyến mang tai. Tuyến này sẽ trở nên cực kỳ đau đớn sau 3 ngày đầu tiên khiến bé khó nhai nuốt thức ăn, uống nước và nói chuyện. Có bé sưng phồng hai tuyến mang tai đồng thời, có bé lại sưng một bên rồi lan sang bên đối diện và các tuyến nước bọt khác.
Tuyến mang tai sưng phồng trong 3 ngày đầu là dấu hiệu chính của quai bị. (Ảnh minh họa)
Các triệu chứng quai bị khác mà bé có thể mắc phải trong tuần đầu tiên bao gồm:
- Sưng cổ
- Cổ cứng
- Nhức đầu
- Khô miệng
- Sốt cao (39 độ C)
- Đau bụng nhẹ
- Buồn ngủ
- Đau khớp
- Thường xuyên nôn mửa
- Co giật
- Ăn mất ngon
- Chua miệng
- Mệt mỏi
CÁCH ĐIỀU TRỊ KHI TRẺ BỊ QUAI BỊ
Bệnh quai bị không có thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh sẽ tự khỏi nhờ hệ thống miễn dịch chống lại virus. Các tốt nhất để giúp bé nhanh hồi phục là tăng cường hệ thống miễn dịch và làm giảm các triệu chứng nhiễm trùng.
Bố mẹ có thể thực hiện các phương pháp chăm sóc tại nhà như sau:
- Chườm ấm: Bố mẹ có thể chườm khăn ấm lên các tuyến bị sưng vì quai bị. Điều này sẽ giúp bé giảm đau. Tuy nhiên không nên chườm quá 10 phút.
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Cách tốt nhất để bé nhanh khỏi quai bị là cho bé nghỉ ngơi và ngủ đầy đủ. Hãy để bé nằm trên giường và chăm sóc bé chu đáo.
Mẹ nên cho bé ăn cháo, súp để nhanh hồi phục sức khỏe nhé! (Ảnh minh họa)
- Thức ăn dễ nhai: Cho bé ăn thức ăn dễ nhai như khoai tây nghiền, sữa chua, mì ống, bánh pudding, cháo và súp. Các loại đồ ăn này sẽ không làm tổn thương hàm bé và đảm bảo bé có đủ dinh dưỡng.
- Uống nhiều nước: Đảm bảo bé uống nhiều nước để không bị mất nước do sốt. Không cho bé uống các loại đồ uống có tính axit như nước ngọt có gas, nước cam, chanh, bưởi vì có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tuyến nước bọt. Thay vào đó cho bé uống nước tinh khiết hoặc trà xanh với mật ong để thanh tẩy chất độc và tạo điều kiện phục hồi nhanh hơn.
Nếu bé không khá hơn sau 1 tuần thì bố mẹ cần cho bé đi khám bác sĩ.
TRẺ BỊ QUAI BỊ CÓ ĐƯỢC TẮM KHÔNG?
Trẻ bị quai bị vẫn có thể tắm hàng ngày. (Ảnh minh họa)
Rất nhiều bậc phụ huynh thắc mắc rằng trẻ bị quai bị có được tắm không? Câu trả lời là có.
Khi bé bị quai bị, bố mẹ vẫn có thể tắm bình thường cho bé. Tắm rửa sạch sẽ sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn, ngăn ngừa virus, vi khuẩn phát triển. Việc tắm hàng ngày sẽ giúp bé tránh được nhiễm trùng. Tuy nhiên, bố mẹ nên tắm cho bé nhanh. Nước tắm nên ấm áp vừa phải. Không nên để bé ngâm mình trong bồn tắm quá lâu.
Theo bác sĩ Văn Bàng cho biết trên báo Sức khỏe và Đời sống, nếu quai bị thể nhẹ, bác sĩ sẽ hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc trẻ ở nhà: hạ nhiệt bằng cách lau mình trẻ bằng nước ấm (không được lau bằng nước lạnh). Có thể cho dùng paracetamol để hạ sốt và giảm đau; cho uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng; cho trẻ ăn loãng hoặc ăn bằng ống hút (nếu trẻ nuốt khó); không được cho trẻ nô đùa chạy nhảy vì những hoạt động này rất dễ dẫn đến biến chứng ở tinh hoàn. |