Trẻ bước vào giai đoạn "vàng" tăng IQ, làm ngay 4 điều này để con thành người nhân đức, tài giỏi

Thi Thi - Ngày 13/10/2022 18:29 PM (GMT+7)

Bố mẹ nắm bắt được đúng thời điểm thì trí thông minh của trẻ có thể được cải thiện tốt.

Trẻ bước vào giai đoạn amp;#34;vàngamp;#34; tăng IQ, làm ngay 4 điều này để con thành người nhân đức, tài giỏi - 1

Giai đoạn thời thơ ấu cực kỳ quan trọng để hoàn thiện trí thông minh của một người. Nếu bố mẹ chú ý tới giai đoạn này và nắm bắt kịp thời có thể giúp trẻ cải thiện cả IQ và EO hiệu quả. 

Thông qua nghiên cứu, giáo sư Richard Weissbourd, Đại học Harvard phát hiện ra rằng, trẻ em có 3 thời kỳ phát triển não bộ đỉnh cao, đây cũng là cơ hội để trở nên thông minh hơn.

Trẻ bước vào giai đoạn amp;#34;vàngamp;#34; tăng IQ, làm ngay 4 điều này để con thành người nhân đức, tài giỏi - 2

3 giai đoạn "vàng" trẻ phát triển trí tuệ nhanh, bố mẹ nên biết nắm bắt

Trước 3 tuổi

Lúc mới sinh ra, trọng lượng não bộ của một đứa trẻ khoảng 390 gram nhưng đến khi 3 tuổi, não bộ bé đã nặng đến 1.000 gram. Trước 3 tuổi, sự phát triển não bộ của em bé đã đạt đến 85%. Đặc biệt là khi trẻ được 2 tuổi, các chức năng khác nhau của não đã đạt giá trị cao nhất trong giai đoạn này.

Thời điểm này, tốc độ kết nối của nơron phụ thuộc vào việc não bộ của trẻ nhận được bao kích thích từ bên ngoài. Theo giáo sư Richard Weissbourd, đây là cơ hội đầu tiên để một đứa trẻ trở nên thông minh. Việc rèn luyện trí não ở thời điểm này sẽ giúp ích nhiều cho sự phát triển của trẻ.

Giai đoạn này bố mẹ nên tích cực khuyến khích, động viên để con tự tin, khám phá thế giới muôn màu, càng hiểu biết về thế giới xung quanh, con sẽ càng thông minh.

Trẻ em có 3 thời kỳ phát triển não bộ đỉnh cao, đây cũng là cơ hội để trở nên thông minh hơn.

Trẻ em có 3 thời kỳ phát triển não bộ đỉnh cao, đây cũng là cơ hội để trở nên thông minh hơn.

Từ 5 đến 7 tuổi

Sau 3 tuổi các khớp thần kinh không được sử dụng thường xuyên sẽ dần dần bị thoái hóa và đứt gãy, các khớp thần kinh của các tế bào thần kinh được sử dụng thường xuyên sẽ phát triển nhanh chóng. Trong giai đoạn này, càng nhận được nhiều kích thích tích cực thì sự phát triển trí tuệ của bé càng nhanh.

Não được chia thành não trái và não phải. Não trái thiên về khả năng nói, phân tích và thứ tự, não phải thiên về việc đọc, viết và tính toán. Nếu cha mẹ có thể rèn luyện cho con phát triển song song cả hai phần não, trẻ có thể thông minh hơn.

Bố mẹ nên khuyến khích trẻ sử dụng cả hai tay để kích thích hai bán cầu não. Ngoài ra khuyến khích trẻ hoạt động thể chất như mỹ thuật, âm nhạc... giúp trẻ khám phá thế giới quan, rèn luyện tư duy phản biện, tăng trí tưởng tượng.

Từ 8 đến 10 tuổi

Giai đoạn này còn được gọi là giai đoạn hoạt động cụ thể, tức là trẻ có thể suy nghĩ và tính toán một cách logic từ những việc cụ thể.

Ở lứa tuổi này, trẻ đều đến trường để học tập một cách hệ thống. Từ đó kiến thức, nhận thức và thế giới quan của trẻ cũng thay đổi rất nhiều. Điều này đồng nghĩa não bộ sẽ được cải tiến và tổ chức lại.

Bố mẹ cần phải sát sao hơn trong việc nuôi dạy con cái bởi nó có tác động lớn trong việc hình thành tính cách hoàn chỉnh của trẻ ở tương lai. 

Nếu bố mẹ nắm bắt được 3 thời kỳ "vàng" phát triển não bộ của trẻ thì chỉ số IQ có thể được cải thiện và trẻ sẽ trở nên thông minh hơn khi lớn lên.

Áp dụng phương pháp nuôi dưỡng phù hợp sẽ giúp trẻ cải thiện trí tuệ tốt.

Áp dụng phương pháp nuôi dưỡng phù hợp sẽ giúp trẻ cải thiện trí tuệ tốt.

Trẻ bước vào giai đoạn amp;#34;vàngamp;#34; tăng IQ, làm ngay 4 điều này để con thành người nhân đức, tài giỏi - 5

4 điều nên khuyến khích trẻ làm để thông minh hơn

Nghiên cứu cũng chỉ ra, não người có khoảng 140 nghìn tỷ tế bào. Các tế bào thần kinh đóng vai trò kết nối các tế bào não sẽ quyết định tỷ lệ sử dụng của các tế bào não. Não bộ càng nhiều tế bào thần kinh, hiệu suất sử dụng của các tế bào não càng cao và ngược lại.

Dưới đây là những phương pháp có thể giúp các tế bào thần kinh của trẻ hoạt động hiệu quả, từ đó cải thiện trí tuệ.

Tham gia các trò chơi vận động kết hợp tư duy

Chuyên gia tâm lý Hồng Lan, Đài Loan từng khẳng định rằng khi trẻ chơi các trò tư duy, một chất đặc biệt sẽ được sản sinh ra làm cho trẻ phát triển trí não.

Bố mẹ khuyên khích trẻ tham gia các trò chơi với bạn bè bởi các hoạt động này không chỉ khuyến khích trẻ tư duy mà còn học cách tương tác, mở rộng khả năng phát triển EQ.

Hãy dành thời gian cho bé chơi với bạn bè và các thành viên khác trong gia đình. Điều này sẽ giúp bé học được những điều mới mẻ từ môi trường xung quanh, tiếp xúc càng nhiều bé sẽ càng có cơ hội học được nhiều thứ.

Ngoài ra, khi được tiếp xúc với thiên nhiên như chơi trên thảm cỏ xanh mát, trẻ sẽ cảm thấy thoải mái, giúp bé thư giãn, tâm trạng vui vẻ, tăng cường chức năng của não.

Hãy dành thời gian cho bé chơi với bạn bè và các thành viên khác trong gia đình, giúp bé học được những điều mới mẻ từ môi trường xung quanh.

Hãy dành thời gian cho bé chơi với bạn bè và các thành viên khác trong gia đình, giúp bé học được những điều mới mẻ từ môi trường xung quanh.

Đọc sách, kể chuyện, hát rú

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Khoa học Tâm lý Mỹ tháng 1/2013 chỉ ra, đọc sách cho trẻ nghe theo cách tương tác có thể làm tăng chỉ số IQ của trẻ hơn 6 điểm.

Nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ ra, những đứa trẻ có khả năng đọc có tiềm năng học tập lớn hơn. Trong khi nói là một bản năng, đọc là một thói quen. Đọc sách là để trẻ có cơ hội nhìn sâu vào thế giới, phát triển trí tuệ và cảm nhận cuộc sống đa chiều.

Trong khi đó, kể chuyện và hát ru trước khi ngủ giúp trẻ phát triển trí tuệ ngay từ khi còn nhỏ. Những việc này không chỉ giúp cho sợi dây liên kết giữa bố mẹ và bé thêm bền chặt mà nó còn giúp tăng cường các chức năng của não. 

Trò chuyện với con

Các nhà khoa học từ Viện Công nghệ Massachusetts, Đại học Harvard và Đại học Pennsylvania đã phát hiện ra rằng, cách cha mẹ giao tiếp với con cái ảnh hưởng lớn đến cách tư duy của trẻ.

Khi trẻ được trò chuyện thường xuyên với bố mẹ, vỏ não của chúng càng hoạt động nhiều hơn, chúng đạt điểm cao hơn trong các bài kiểm tra về ngôn ngữ, ngữ pháp, khả năng hiểu... Đặc biệt, điều này không liên quan nhiều đến các yếu tố như điều kiện kinh tế gia đình và trình độ học vấn của bố mẹ.

Để trẻ tự do lựa chọn sở thích

Trong nhiều trường hợp, trẻ không muốn làm theo nhưng vẫn miễn cưỡng nghe lời, điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển tâm lý của trẻ.

Nếu trẻ lúc nào cũng chỉ biết nghe theo sự sắp xếp của bố mẹ, trẻ dần không biết suy nghĩ độc lập, không có ý kiến cá nhân, lúc nào cũng ỷ lại vào người khác.

Ngược lại, việc trẻ tự do làm điều gì theo sở thích, thông qua việc này bố mẹ sẽ nhận ra tài năng riêng của con.

Việc trẻ tự do làm điều gì theo sở thích, thông qua việc này bố mẹ sẽ nhận ra tài năng riêng của con.

Việc trẻ tự do làm điều gì theo sở thích, thông qua việc này bố mẹ sẽ nhận ra tài năng riêng của con.

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn