MC Nguyên Khang vừa có chuyến thăm đất nước hạnh phúc nhất thế giới Bhutan và anh rút ra khá nhiều điều thú vị.
Mới đây, MC Nguyên Khang vừa có chuyến thăm đất nước hạnh phúc nhất thế giới Bhutan. Sau chuyến đi anh đã chia sẻ những điều khá thú vị được đúc kết thành "5 không, 3 có" về đất nước này:
5 không: Không có đèn giao thông, không sử dụng túi nilon, không khóa cửa, không có tội phạm và không sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp.
3 có ở Bhutan mà Nguyên Khang thích thú đó là: Bhutan là quốc gia duy nhất trên hành tinh mà ở đó có một… Bộ Hạnh phúc; Trên lãnh thổ Bhutan có rất nhiều tu viện và đền thờ cổ xưa; và Bhutan là quốc gia vẫn còn vua trị vì, nhà vua rất được người dân yêu mến vì tài giỏi, nhân hậu và còn…rất đẹp trai.
Nguyên Khang dành thời gian để tham quan thành phố thủ đô Thimphu, nơi anh được diện kiến một trong 10 bức tượng phật lớn nhất thế giới Buddha Dordenma Statue. Tác phẩm điêu khắc bằng vàng và đồng này cao 51m.
Anh cũng trải nghiệm cảm giác thú vị khi mặc Gho – quốc phục dành cho nam giới ở Bhutan khi đến thăm Tashichho Dzong được xây dựng năm 1641. Đây là một pháo đài vừa là cung điện, vừa là thủ phủ hành chính và tâm điểm của hoạt động tôn giáo. Bộ quốc phục gồm chiếc áo khoác rộng tay, dài đến gối, buộc thắt ngang hông, bên trong mặc quần short, chân mang giày vớ cao đến gối, có thêm khăn choàng.
Anh dành thời gian ghé thăm những cửa hàng lưu niệm để mua những luân xa cầu nguyện. Luân xa cũng là những món quà lưu niệm ý nghĩa thường được lựa chọn để dành tặng bạn bè bên cạnh rồng sấm và những bức tượng phật.
Nguyên Khang dành thời gian để ghé thăm Dochula Pass – một trong những nơi cao nhất và chặng dừng chân quan trọng nhất ở Bhutan ở độ cao 3100 so với mực nước biển, nơi đây có 108 đỉnh tháp do hoàng hậu Ashi Dorji Wangmo xây tặng nhà vua và cũng để tưởng nhớ những vị anh hùng đã có công đánh đuổi quân giặc xâm lược.
Ở Bhutan, có rất nhiều môn nghệ thuật dành cho người dân theo học: Điêu khắc, dệt thổ cẩm, nặn tượng phật…Tất cả đều giúp Bhutan có được những người thợ tay nghề cao mang đến những nét văn hóa đặc trưng của Bhutan.
Anh ghé thăm một nhà hàng mang phong cách cổ điển
Trong ảnh Nguyên Khang chụp cùng 2 cung thủ quốc gia nổi tiếng của Bhutan. Bắn cung là môn thể thao quốc gia rất được yêu thích tại quốc gia này.
Ở Bhutan có vô số các lễ hội hấp dẫn mà nổi bật trong đó là Tsechu. Tâm điểm của lễ Tsechu là điệu múa Cham - điệu múa sống động chỉ do đàn ông trình diễn. Người múa sẽ đeo mặt nạ rất ấn tượng và mặc quần áo đính nhiều đồ trang sức, diễn tả các câu chuyện về đạo đức và cuộc sống linh thiêng. Trong ảnh Nguyên Khang chụp ảnh lưu niệm với các mặt nạ.
Nguyên Khang thực hiện chuyến bay nội địa từ sân bay Paro đi Bhumthang. Chỉ có một sân bay quốc tế duy nhất ở Paro, nơi mà trên thế giới ước tính chỉ có khoảng 8 phi công có thể đáp xuống sân bay này do địa hình đồi núi hiểm trở. Đằng sau lưng Nguyên Khang là sân bay ở Bhumthang. Sân bay này nằm ở độ cao trên 6000m và được bao quanh bởi những ngọn núi của Himalaya.
Bhutan là quốc gia lấy đạo Phật làm quốc giáo, lịch sử văn hóa được ảnh hưởng bao trùm bởi văn hóa Tây Tạng. Trong ảnh, Nguyên Khang chụp ảnh cùng những nhà sư trẻ ở Trongsa – một thành phố của Bhutan.
Bên cạnh những sư nam, Bhutan cũng có những ngôi chùa dành cho các sư nữ.
Trong ảnh là cây cầu tuyệt đẹp nối hai bờ sông ở Punakha và chảy qua Punakha Dzong. Ở đây người dân treo rất nhiều cây cờ nhiều màu sắc trên thành cầu, nơi đây cũng có một loại hình thể thao thú vị là chèo xuồng theo dòng sông Chhu.
Ngoài đồi núi, sông hồ và thác nước là những nét đẹp nổi bật của Bhutan
Ở Punakha có một Dzong đẹp nhất trong số các Dzong. Đó là Punakha Dzong. Dzong nằm đoạn giao giữa hai con sông, bên trái là sông Cái, bên phải là sông Đực. Trước Dzong có trồng rất nhiều cây phượng tím. Rất may là Khang đến vào đúng mùa xuân nên hoa phượng nở rất đẹp.
Mỗi một quận của Bhutan đều có một Dzong. Có điều đặc biệt, Punakha Dzong là nơi nhà vua nhậm chức trước khi đến thủ đô Thimphu cai quản đất nướcPunakha Dzong theo lời hướng dẫn viên du lịch được xây năm 1637, hoàn thành năm 1638 tức một năm sau đó. Không may năm 1990 một trận lũ lớn đã càn quét và đã tàn phá nghiêm trọng Punakha Dzong. Năm 2004, vị vua thứ 4 của Bhutan đã phục chế và xây dựng lại Punakha Dzong và mở cửa cho du khách vào tham quan.