Cái chết Công nương Diana: 18 năm vẫn chưa hết nghi vấn

Ngày 05/07/2015 00:06 AM (GMT+7)

18 năm sau khi công nương Diana ra đi, nhưng nghi vấn về cái chết của bà vẫn rất ám ảnh.

Thiếu ảnh hiện trường từ camera

Việc thiếu những dữ liệu camera hành trình của chiếc Mercedes từ lúc rời khách sạn đến khi xảy ra tai nạn cũng là căn nguyên của những nghi ngờ về cái chết của công nương Diana. Mohamed Al-Fayed khẳng định trên thực tế có khoảng 10 chiếc máy quay đã ghi lại hình ảnh của chiếc Mercedes, thậm chí trong đó có một chiếc đã có được hình ảnh chiếc xe đi vào đường hầm. Nhưng không có hình ảnh nào như vậy được đưa ra làm chứng. Tháng 12/2006, báo The Independent còn đưa ra lời khẳng định, đã có đến 14 chiếc camera được lắp đặt trong đường hầm Pont de l’Alma nhưng không có bất cứ hình ảnh cụ thể nào ghi lại thời khắc vụ tai nạn xảy ra.

Giải thích cho sự “tình cờ” này, các chuyên viên điều tra cho biết, nhiều trong số những chiếc camera không phải là camera hành trình, mà được lắp để bảo vệ các tòa nhà xung quanh nên không có ống kính cùng hướng với chiếc xe gặp nạn. Có duy nhất một chiếc camera hành trình nhưng thuộc sự quản lý của đơn vị giao thông thành phố Paris, không có người trực đêm sau 11 giờ tối và do đó, cũng không ghi lại được hình ảnh nào.

Tất cả những lý do trên dường như đều không thực sự thuyết phục, góp phần làm tăng thêm nhiều điểm hoài nghi xung quang cái chết của công nương Diana.  

Chiếc xe Fiat Uno và những người chủ

Cái chết Công nương Diana: 18 năm vẫn chưa hết nghi vấn - 1 Cái chết Công nương Diana: 18 năm vẫn chưa hết nghi vấn - 2
Chiếc xe Fiat màu trắng trong đồ họa miêu tả vụ tai nạn, và chiếc xe Fiat của anh Lê Văn Thanh đã được sơn lại màu đỏ.

Theo báo cáo, có một chiếc xe Fiat Uno màu trắng đã va quệt với chiếc Mercedes. Cảnh sát đã truy tìm và giữa hàng nghìn chiếc Fiat màu trắng, có 2 chiếc phù hợp với những đặc điểm nhận dạng. Một chiếc của anh Lê Văn Thanh, người Pháp gốc Việt, người sở hữu chiếc xe Fiat Uno, có đi vào đường hầm và thậm chí, sơn lại chiếc xe trắng với sơn màu đỏ để che đi những vết va quệt. Không những vậy, lớp sơn trắng trên xe được cho là trùng hợp với loại sơn trên chiếc Mercedes.

Nhưng sau nhiều tiếng thẩm vấn, anh Lê Văn Thanh được trả tự do. Khó có thể buộc Thanh gây ra tai nạn bởi chính Paul Henri mới là người mất kiểm soát, và mục tiêu của cuộc điều tra là để xác định rõ lời tổ cáo về âm mưu ám sát Công nương Diana của Mohamed Al-Fayed chứ không phải tìm ra chiếc xe đã va quệt.

Tuy nhiên, chủ chiếc xe Fiat Uno còn lại lại gây ra nhiều điểm đáng ngờ. Sở hữu chiếc xe này là James Andanson – một phóng viên từng chụp hình Công nương Diana. Tuy nhiên, có nhiều nhân chứng xác nhận chiếc xe này đã không được sử dụng từ lâu. Hơn nữa, không ai dại dột đi gây án bằng chính chiếc xe của mình. Dù vậy, khi Andanson tự tử vào tháng 5/2000, những luận điểm nghi ngờ lại tiếp tục được đưa ra.

Ông Mohanmed khẳng định vụ tử tử này là so Andanson mang trong mình cảm giác tội lỗi vì vụ tai nạn năm 1997. Trong khi đó,  cảnh sát và gia đình kết luận Andonson tự vẫn vì những lý do trong cuộc sống cá nhân. Bạn bè anh này còn cho biết, Andanson có ý muốn tự kết liễu mình từ trước khi vụ tai nạn xảy ra.

Thời gian cấp cứu tới bệnh viện

Theo ghi nhận, cuộc điện thoại gọi cấp cứu là vào lúc 12h26 phút sáng ngày 31/8/1997. Nhưng phải đến 2.06 giờ cùng ngày, xe cấp cứu mới đưa được Công nương đến bệnh viện gần nhất. Đó dường như là khoảng thời gian không mấy hợp lý cho việc cấp cứu khẩn cấp với các trang thiết bị hiện đại và dĩ nhiên là không bị tắc đường.

Cái chết Công nương Diana: 18 năm vẫn chưa hết nghi vấn - 3
Tuy đã ly dị với thái tử Charles, công nương Diana vẫn luôn được đông đảo người dân quý mến vì sự cởi mở và những hoạt động từ thiện tích cực.

Tuy nhiên, có những lời giải thích hợp lý cho vấn đề này. Cảnh sát đến hiện trường vào lúc 12h30 phút sáng, bác sĩ Jean-Marc Martino – chuyên gia trong lĩnh vực chấn thương và cấp cứu đặc biệt có mặt lúc 12h40. Công nương Diana được đội lính cứu hỏa đưa ra khỏi xe vào lúc 1 giờ sáng với trạng thái hôn mê. Sau khi tiếp nhận những trị liệu đặc biệt, tim của nhạn nhân đập trở lại vào và được đưa vào xe cấp cứu lúc 1h18.

Xe cấp cứu rời hiện trường lúc 1h41 và đến bệnh viện lúc 2h06 với hành trình dài 26 phút, trong đó đã bao gồm một lần dừng lại để ổn định huyết áp cho nạn nhân theo yêu cầu của bác sĩ. Xe cũng di chuyển chậm hơn so với tốc độ thông thường do tình trạng sốc và yếu của bạn nhân. Xe cấp cứu cũng bỏ qua bệnh viện Hôtel-Dieu bởi theo lời bác sĩ, nơi đây không đủ các trang thiết bị để xử lý chấn thương nặng như của Diana. Do đó, Công nương được đưa đến bệnh viện Pitié-Salpêtrière ở xa hơn.

Sau những giải trình hợp lý, các cuộc điều tra bác bỏ những luận điệu về sự mơ ám trong lộ trình cấp cứu. Tuy nhiên, con người ta thường có xu hướng tin vào những gì mình muốn tin, nên vẫn có không ít những lời bàn tán về vấn đề này.

Xử lý thi thể

Cái chết Công nương Diana: 18 năm vẫn chưa hết nghi vấn - 4

Một trong những luận điểm mà Mohammed Al-Fayed cáo buộc sự mờ ám trong vụ tai nạn là xác của Diana được xử lý nhanh hơn so với mức độ thông thường. Việc làm lạnh hơn mức cần thiết đã triệt tiêu khả năng làm xét nghiệm liệu Diana có thực sự mang thai cũng dấy lên nhiều nghi vấn.

Về điều này, phía Pháp giải thích, vào thời điểm đó, Paris rất nóng và việc đưa xác của Công nương vào nhà lạnh cũng không giúp bảo quản thi thể được nguyên vẹn cho đến khi gia đình đến và đưa về nước Anh. Hơn nữa, cựu tổng thống Pháp Jacques Chirac cùng phu nhân đều muốn đến viếng thăm chia buồn, nên các chuyên gia buộc lòng phải dùng nhiều biện pháp để làm lạnh thi thể. Dù điều này có lý do chính đáng, nhưng cũng phải thừa nhận, việc xử lý này đã khiến cho hoạt động xét nghiệm liệu Diana có thực sự mang thai hay không không còn hiệu quả.

L.N
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bí mật của Sao