Việc thai nhi đạp nhiều trong khoảng thời gian này cho thấy tình trạng sức khỏe của bé, ngoài ra còn là tín hiệu "thông báo" cho mẹ biết những điều thú vị sau.
Hiện tượng thai nhi đạp còn được dân gian gọi là thai máy. Bác sĩ sản khoa cho biết, từ tuần thứ 7 - 8 của thai kỳ là thai nhi đã bắt đầu có những cử động đầu tiên. Tuy nhiên, do lúc này thai nhi còn quá nhỏ và tử cung cũng chưa chiếm nhiều diện tích của khoang bụng mẹ bầu không nhận ra thai nhi đang cử động.
Đến tuần thứ 15 - 16 của thai kỳ, rất nhiều mẹ bầu cảm nhận được thai nhi đang máy và cử động như vậy sẽ trở nên rõ nét hơn sau tuần thứ 20. Các cử động của thai nhi giống như nhịp gõ nhẹ vào thành bụng của mẹ. Đặc biệt, tuần 30 - 38 mẹ bầu sẽ càng thấy thai máy rõ rệt tức là thai nhi đang đạp nhiều hơn.
Việc thai nhi đạp nhiều trong khoảng thời gian này cho thấy tình trạng sức khỏe của bé, ngoài ra còn là tín hiệu "thông báo" cho mẹ biết những điều thú vị sau:
1. Tình trạng sức khỏe của bé
Việc thai nhi đạp nhiều trong khoảng thời gian này cho thấy tình trạng sức khỏe của bé. Thường thì bé sẽ đạp khoảng 15 - 20 lần/ngày nên mẹ có thể theo dõi lực đạp, tần suất đạp để nhận biết con mình khỏe hay yếu.
Thai nhi đạp nhiều là dấu hiệu con khoẻ mạnh. Khi thai nhi vẫn đạp khỏe như thể con đang đá bóng, điều đó chứng tỏ rằng thai nhi đang phát triển tốt. Việc thai nhi đạp nhiều cũng là dấu hiệu sống khỏe mạnh của thai nhi.
2. Khi mẹ nói chuyện với bé
Thai nhi được 18 tuần tuổi đã có tai nhô ra ở hai bên và phát triển khá hoàn thiện khả năng nghe. Lúc này nếu mẹ nói chuyện với con đều đặn và nhận thấy con có đạp phản hồi lại thì điều đó có nghĩa là con đang thực sự nghe thấy tiếng nói của mẹ. Mẹ cũng có thể thai giáo cho thai nhi bằng âm nhạc để phát triển thính giác cho thai nhi hiệu quả.
3. Thể hiện sở thích
Mẹ có để ý thấy con đạp mạnh hơn khi mẹ ăn thứ gì đó cay quá không? Sự thật là hầu hết thai nhi không thích vị cay. Nhưng thai nhi sẽ đạp đều đều nhẹ nhàng vào những lúc mẹ ăn một món nào đó khiến con thấy ngon lành và muốn được ăn thêm nữa. Mẹ hãy để ý điều đó để ăn nhiều hơn những món con thích.
4. Đạp để phản ứng với đèn flash hoặc tia sáng
Khi thai nhi được 6 tháng, hãy lấy đèn pin chiếu lên bụng bạn và để ý xem em bé phản ứng như thế nào. Trước sự ngạc nhiên của bạn, em bé sẽ co rúm lại hoặc xoay người sang bên kia khi ánh sáng kích thích đồng tử.
Thai nhi có thể phản ứng với ánh sáng đèn pin chiếu thẳng vào bụng mẹ bằng cách chuyển động và đá đạp. Từ tuần thứ 33, đồng tử của con đã có thể thay đổi kích thước để phản ứng lại ánh sáng. Điều này cũng có nghĩa là con có thể nhìn thấy ánh sáng.
5. Khi em bé đạp sẽ giúp bác sĩ thấy con đã lớn được bao nhiêu
Khi em bé bắt đầu thể hiện kỹ năng đạp, bác sĩ sẽ dễ dàng đo kích thước của thai nhi hơn. Trước khi con có thể đạp, con giống như một bó cuộn tròn trong tử cung của mẹ. Mẹ có thể thấy điều này khi đi khám thai, bác sĩ đo kích thước của con từ đầu tới mông thôi. Nhưng khi con đã đạp những cú đầu tiên, điều đó có nghĩa là con đã duỗi tay, chân ra ngoài, tăng trưởng lớn hơn và bác sĩ có thể đo chiều dài của con từ đầu đến chân được rồi. Vì vậy lúc này bác sĩ phụ khoa sẽ đo chiều cao của thai nhi từ đầu đến chân.
6. Em bé ở đó chỉ ba tháng nữa thôi
Khi bước sang 3 tháng cuối thai kỳ sẽ mang đến những "pha đá bóng quyết liệt của Messi bé nhỏ". Trước đây, mẹ thường phải chịu đựng những cú đá chập chờn nhưng hiện tại, những cú đá của con thường xuyên hơn và sau đó mạnh hơn. Giờ đây bố cũng có thể say mê bằng cách trải nghiệm những cú đá khác thường và đầy mê hoặc của em bé ở trong bụng.
7. Bé có ngủ gật hay không
Trong ba tháng cuối, mẹ bầu có thể nhận biết con mình đang ngủ hay thức. Khi bạn thấy bé im ắng, không có bất kỳ hoạt động nào thì tức là bé đang trong trạng thái ngủ sâu. Một khi những cú đá bắt đầu bên trong, điều đó có nghĩa là đứa trẻ đã tỉnh táo và vui vẻ. Con sẽ báo hiệu là con đã thức dậy rồi bằng việc đạp chân. Bây giờ là lúc mẹ có thể tận hưởng khoảng thời gian vui vẻ bên con yêu của mình.
8. Dấu hiệu không ổn: Con đang kêu cứu!
Bác sĩ sản khoa thường khuyên mẹ bầu nên kiểm tra tần suất các cú đá của thai nhi. Và nếu tần suất các cú đạp của em bé giảm mạnh trong ba tháng cuối, thì chúng tôi khuyên bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức. Những lúc như thế này, hãy hành động nhanh chóng! Đừng mạo hiểm với sức khỏe của em bé.
9. Nếm hương vị những thứ mẹ ăn
Nếu bạn nhai mì cay, bạn có thể chứng kiến một cú đá mạnh của bé. Mặt khác, mẹ sẽ thấy những cú đá vui vẻ quanh bụng bạn khi người mẹ ngấu nghiến một chiếc bánh cực kỳ thơm ngon. Tất cả những điều này có thể lý giải là thai nhi thích bánh nhưng lại ghét mì cay.
10. Những cú đạp của thai nhi đều có "tín hiệu"
Nhưng không phải lúc nào thai nhi cũng đạp. Những khi mẹ cảm nhận thấy những “cú đá” chậm rãi, có nhịp điệu và đều đặn kéo dài hơn 30 giây thì khả năng cao là thai nhi đang nấc cụt. Tương tự như vậy, khi thai nhi còn nhỏ và túi ối còn đủ rộng thì con có thể xoay các hướng, thậm chí nhào lộn trong bụng mẹ.
Nếu ở trong giai đoạn 3 tháng cuối mà không cảm thấy bé hoạt động nhiều hay đã quá ngày dự sinh mà thấy thai nhi đạp quá nhiều, liên tục và bất ngờ thì mẹ bầu nên gặp bác sĩ kiểm tra phản ứng của bé. Bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn mẹ theo dõi cử động thai để biết như thế nào là bình thường: có ít nhất 4 cử động thai/1h đồng hồ.