Một trong những vấn đề quan trọng xem thai nhi có phát triển ổn định ở trong bụng mẹ hay không chính là cân nặng của thai nhi.
Cân nặng của thai nhi thường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố từ người mẹ. Do đó, mẹ bầu nên phải khám thai định kỳ để xác định được sức khỏe của thai nhi cũng như theo dõi sự phát triển bình thường của bào thai, cân nặng thai nhi và các yếu tố dị tật.
Theo các bác sĩ sản khoa, nếu thai nhi có cân nặng quá thấp hay quá cao so với tuổi thai đều có thể là dấu hiệu bất thường mà mẹ bầu cần phải cẩn trọng. Trong đó cần rà soát một số nguyên nhân khiến cân nặng thai nhi bị ảnh hưởng:
1. Vóc dáng và thể chất của mẹ
Nhiều nghiên cứu cho thấy, yếu tố di truyền từ cha mẹ quyết định đến vóc dáng của trẻ. Nếu cha mẹ cao lớn, con sau này cũng sẽ có vóc dáng lớn hơn. Nếu cha mẹ có vóc dáng trung bình, con sinh ra sẽ có chiều cao khiêm tối. Nhưng yếu tố di truyền không phải là yếu tố quyết định chính sự phát triển về mặt chiều cao cũng như cân nặng của trẻ sau này. Ngược lại, một số yếu tố quan trọng khác cũng ảnh trực tiếp đến cân nặng và chiều cao của trẻ như chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt…
2. Những bệnh lý của mẹ
Với những mẹ bị tiền sản giật thai kỳ, huyết áp tăng sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp máu, dinh dưỡng từ mẹ bầu qua bánh nhau mà từ đó ảnh hưởng đến thai nhi, khiến thai nhi có thể bị suy dinh dưỡng.
Đặc biệt, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ khiến thai nhi bị rối loạn tăng trưởng, thai to hơn rất nhiều so với cân nặng chuẩn.
3. Thai nhi bị dị tật bẩm sinh
Theo các bác sĩ sản khoa, cân nặng của thai nhi được quyết định bởi một số điểm như chu vi đầu, chu vi bụng và chiều dài xương đùi. Nếu thai nhi trong bụng đang gặp bất kỳ dị tật nào cũng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác hoặc cân nặng của em bé trong bụng.
4. Thai nhi có dây rốn bất thường
Hầu hết mẹ bầu nào cũng biết, dây rốn vận chuyển chất dinh dưỡng từ bánh nhau đến thai nhi. Vì thế, khi thai nhi có dây rốn bất thường sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng cung cấp máu, chất dinh dưỡng đến thai nhi, ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng của thai nhi trong bụng.
5. Thai nhi có bánh nhau bất thường
Bánh nhau là nơi cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho thai nhi. Nếu như các chức năng của bánh nhau bị suy, quá trình trao đổi dưỡng chất từ mẹ đến bào thai giảm mạnh sẽ khiến thai nhi dễ bị còi cọc, nhẹ cân, chậm phát triển.
6. Mẹ mang bầu thai đôi hay thai ba
Cân nặng của thai nhi còn tùy thuộc vào số lượng mẹ mang bầu thai đôi, thai đơn hay thai ba. Tất nhiên những mẹ bầu mang bầu thai đôi, thai ba sẽ có cân nặng nhẹ hơn so với những mẹ bầu mang bầu thai đơn.
7. Tùy thuộc vào các thiết bị y tế
Tại nhiều phòng khám sản, một số thiết bị đã lạc hậu hoặc bác sĩ thao tác sai số sẽ cho ra kết quả cân nặng thai nhi không đúng với thực tế.
Bên cạnh đó khi siêu âm, bác sĩ thăm khám lâm sàng đo chiều cao tử cung, vòng bụng của mẹ đã có thể ước lượng một cách khá chính xác trọng lượng thai nhi. Bởi thế mẹ bầu nên đo chiều cao tử cung, vòng bụng đối chiếu với cân nặng thai đo qua siêu âm sẽ hạn chế được sai số về cân nặng thai nhi.
8. Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu
Nếu khi khi mang bầu, chế độ dinh dưỡng của chị em nghèo nàn không đủ dưỡng chất rất khó để thai nhi phát triển tối ưu. Từ đó, chiều cao, cân nặng của trẻ sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp.
Vì thế nhiệm vụ của mẹ bầu cần quan sát sự thay đổi về cân nặng của thai nhi qua các lần siêu âm để có thể bổ sung dinh dưỡng kịp thời, giúp con phát triển toàn diện.
Lưu ý:
Hiện nay, tại các bệnh viện, phòng khám sản cung cấp nhiều gói chăm sóc mẹ bầu và thai nhi trong suốt thai kỳ giúp kiểm soát tốt cân nặng cũng như các vấn đề thường gặp khi mang bầu nhằm theo dõi em bé phát triển toàn diện, vì thế mẹ bầu có thể đến thăm khám theo chỉ định của các bác sĩ tại các địa chỉ uy tín trên địa bàn nhé.