Nguyên nhân vì caffeine đã đi qua nhau thai vào thai và tích tụ lại vì cả nhau và thai đều không có loại enzyme để phá vỡ cấu trúc cafe. Từ đó caffeine sẽ có tác động đến quá trình phát triển của thai nhi.
Mới đây các nhà khoa học thuộc Viện y tế quốc gia Mỹ công bố, mẹ bầu sử dụng nhiều cà phê và có lượng caffeine cao trong giai đoạn đầu thai kỳ có thể khiến chiều cao của thai nhi thấp hơn chiều cao trung bình ở nhóm có lượng cafe thấp dưới mức được khuyến cáo.
Theo đó, số liệu được phân tích từ 2 nghiên cứu theo dõi các bà bầu và sức khỏe các em bé cho đến lúc các bé được 8 tuổi. Cụ thể, các mẹ bầu sẽ được lấy mẫu máu để xem lượng caffeine và paraxanthine, là phụ phẩm của caffeine trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Còn với các bé thì sẽ được đo chiều cao cân nặng cho đến lúc 8 tuổi.
Kết quả là con của các bà mẹ uống ít cafe hơn mức trung bình có chiều cao nhỉnh hơn 1 chút so với trẻ của các mẹ mê cafe. Sự chênh lệch bắt đầu từ lúc 4 tuổi (chênh lệch 1,5cm) và tăng dần cho đến 8 tuổi (chênh lệch 2,2cm).
Kết quả nghiên cứu cho thấy con của các bà mẹ uống ít cafe hơn mức trung bình có chiều cao nhỉnh hơn 1 chút so với trẻ của các mẹ mê cafe (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra nếu mẹ bầu dùng nhiều hơn mức cafe 200mg/ngày (tương đương khoảng từ 1 dến 2 cốc) trong thai kỳ có thể làm em bé gặp 1 số nguy cơ về sức khỏe như bị sinh ra nhẹ ký hơn các bé khác.
Nguyên nhân vì caffeine đã đi qua nhau thai vào thai và tích tụ lại vì cả nhau và thai đều không có loại enzyme để phá vỡ cấu trúc cafe. Từ đó caffeine sẽ có tác động đến quá trình phát triển của thai nhi.
Tuy nhiên về lý thuyết là vậy nhưng các nhà khoa học khác cho biết chưa có bằng chứng hay mối liên kết rõ ràng giữa dùng quá 200mg cafe/ngày với các nguy cơ sức khỏe.
Mẹ bầu có nhu cầu cà phê quá lớn/ngày nên thay đổi thói quen thế nào?
Để thay đổi một thói quen là điều không hề dễ dàng, do đó mẹ bầu cần nhận thức xem thói quen uống cà phê của mình xuất phát từ đâu để có thể thay đổi được nó bằng một thói quen lành mạnh hơn như:
- Đối với người thích uống đồ nóng sau khi thức dậy thì có thể thay cà phê bằng một cốc nước ấm.
- Người nghiện tác dụng kích thích hưng phấn của cà phê hãy thử tập thể dục để kích thích tuần hoàn máu và tốt cho thai nhi hơn.
- Nếu mê vị ngọt nhẹ trong cà phê có thể thay thế bằng các loại nước hoa quả hoặc sinh tố.
- Trường hợp uống cà phê như một thói quen lúc rảnh rỗi có thể thay thế bằng các sở thích lành mạnh khác như đi dạo, xem phim, nghe nhạc,...
Mẹ bầu có thể tập thói quen giảm dần lượng caffeine tiêu thụ từ trước thai kỳ, sau đó dừng dùng trong khi mang thai cho đến khi sinh con (Ảnh minh họa)
Điều quan trọng nhất là người mẹ cần ý thức rằng mình đang mang thai và 9 tháng là khoảng thời gian không quá dài so với lợi ích về trí thông minh, sức khỏe của đứa trẻ sau này. Việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và ngủ nghỉ đầy đủ là những thứ cơ bản nhất mà mẹ bầu nên làm để thai kỳ an toàn và khỏe mạnh. Có thể là một thử thách khi cắt bỏ hoàn toàn lượng caffeine ra khỏi nhịp sinh hoạt của các mẹ bầu. Nhưng các mẹ bầu có thể tập thói quen giảm dần lượng caffeine tiêu thụ từ trước thai kỳ, sau đó dừng dùng trong khi mang thai cho đến khi sinh con.