Tại sao bà bầu không nên ngồi xổm và tư thế ngồi chuẩn cho bà bầu

Ngày 11/02/2020 16:21 PM (GMT+7)

Tại sao bà bầu không nên ngồi xổm trong cả thai kỳ được rất nhiều bà mẹ thắc mắc. Tư thế ngồi không đúng có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Video xem thêm: Tư thế ngủ bà bầu cần tránh.

Khi mang thai, cơ thể của người mẹ có nhiều thay đổi và từ chế độ ăn uống đến vận động không được quá mạnh để đảm bảo an toàn và sự phát triển của thai nhi. Tư thế ngồi cũng ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. 

Tại sao bà bầu không nên ngồi xổm?

Theo các bác sĩ sản khoa cho biết các bà bầu không nên ngồi xổm trong cả thai kỳ bởi phần cơ thể dưới và cột sống của bà bầu đã phải chịu áp lực của thai nhi. Nếu bà bầu ngồi xổm sẽ khiến các mạch máu bị ùn tắc, ảnh hưởng đến việc lưu thông máu dễ dẫn đến tình trạng tĩnh mạch bị suy giãn, phù nề nghiêm trọng hơn. Nguy hiểm hơn, nếu ngồi xổm trọng tâm sẽ đổ về phía trước nhiều dễ dẫn đến ngã, gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. 

Đặc biệt, vào các tháng giữa và cuối thai kỳ, khi bụng to dần lên nếu ngồi xổm sẽ gây áp lực lên tử cung, phần thai nặng đè lên bàng quang, làm tăng áp lực bàng quang và gây đau. 

Tuy nhiên, các bác sĩ lại khuyên các bà bầu sắp sinh nên ngồi xổm để xương chậu giãn nở và ép lên tử cung sẽ dễ sinh hơn. Đồng thời, tư thế ngồi xổm đúng cách sẽ giúp cung cấp nhiều oxy hơn cho thai nhi, giảm căng thẳng và áp lực cho mẹ, ngăn cản và đẩy lùi thoát vị đĩa đệm. 

Tại sao bà bầu không nên ngồi xổm và tư thế ngồi chuẩn cho bà bầu - 1

Tư thế ngồi không đúng có thể ảnh hưởng sức khỏe mẹ và bé

Mang thai 3 tháng đầu có được ngồi xổm không?

Ở những tháng đầu tiên của thai kỳ, bụng bầu chưa to nên cơ thể người mẹ vẫn rất linh hoạt. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo mẹ không nên ngồi xổm trong cả thai kỳ. Những áp lực đè nén lên tử cung khi ngồi xổm có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu nên hạn chế ngồi xổm kể cả trong 3 tháng đầu của thai kỳ. 

Tư thế ngồi tốt cho bà bầu 

Tư thế ngồi đúng cách không những giúp bà bầu cảm thấy thoải mái mà còn giúp thai nhi phát triển tốt hơn. Những tư thế ngồi tốt cho bà bầu nên áp dụng:

- Ngồi thẳng: Tư thế ngồi thẳng lưng, phần vai hơi đẩy ra sau, lưng không trùng và không đẩy người ra phía trước. 

- Bà bầu nên ngồi sâu vào trong ghế đảm bảo mông chạm vào lưng ghế để có được điểm tựa tốt. Nên kê thêm chiếc đệm ở đường cong của lưng sẽ giúp bà bầu không bị đau mỏi lưng. 

- Ngồi chân thoải mái, không gác cao chân cũng không bắt chéo chân. Khi ngồi đảm bảo đầu gối tạo góc 90 độ để làm sao trọng lượng cơ thể phân bổ đều hai bên. 

- Hạn chế ngồi một chỗ quá lâu, hãy vận động, duỗi tay chân, duỗi người thường xuyên. Khi đứng dậy hãy dịch người về phía trước và đứng thẳng, không nên chồm người về phía trước khi đứng. 

- Bà bầu không vặn vẹo mà nên xoay cả người.

Tại sao bà bầu không nên ngồi xổm và tư thế ngồi chuẩn cho bà bầu - 2

Tư thế ngồi đúng bảo vệ sức khỏe mẹ và bé

Những tư thế ngồi bà bầu nên tránh

Ngoài ngồi xổm thì còn có những tư thế ngồi khác mà bầu bầu nên tránh đó là:

- Ngồi chân không chạm đất khiến máu không dồn xuống chân khiến tình trạng phù nề thêm nghiêm trọng. 

- Ngồi bắt chéo chân, tư thế này có thể khiến mẹ dễ bị giãn tĩnh mạch, gây ảnh hưởng sức khỏe và dễ làm mẹ kiệt sức. 

- Tư thế ngồi buông thõng vai. Ngồi tư thế này sẽ khiến tủy sống phải gánh một trọng lượng lớn hơn bình thường không tốt cho sức khỏe của mẹ. 

- Ngồi gập người về phía trước sẽ khiến lực dồn nén về phía bụng dễ khiến lưu lượng oxy đến thai không đủ gây nguy hiểm sức khỏe của bé. 

2 tư thế ngủ của mẹ bầu dễ khiến thai nhi thiếu oxy, chậm phát triển
Nếu mẹ bầu đang có thói quen ngủ với những tư thế này nên thay đổi càng sớm càng tốt.

Hường Cao (T/h)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các vấn đề sức khỏe khác