Thai 39 tuần tuổi là giai đoạn về đích, bé đã phát triển toàn diện và sẵn sàng cho việc chào đời bất cứ lúc nào. Tuần 39, mẹ nên lưu ý tới các dấu hiệu báo hiệu sắp sinh, mẹ có thể chuyển dạ đột ngột mà không chờ tới ngày dự sinh.
Thai tuần 39 đang ở tháng thứ 9. Nếu mẹ sinh ở tuần 39 được coi là đủ tháng, con vẫn khỏe mạnh, phát triển bình thường. Thời gian này, mẹ nên tranh thủ nghỉ ngơi ăn uống đủ chất để nạp năng lượng, có sức khỏe tốt chuẩn bị cho lần “vượt cạn” sắp tới.
Thai 39 tuần phát triển thế nào?
1. Trọng lượng cơ thể
Ở tuổi thai này, bé yêu đã tăng nhanh trọng lượng cơ thể. Cụ thể bé đã đặt 3,2kg và có chiều dài khoảng 51cm. Kích thước cơ thể bé tương đương với quả mít.
Bé lúc này tương đương quả mít (Ảnh minh họa)
2. Chỉ số thai 39 tuần theo từng ngày
Để so sánh, biết được con yêu có phát triển đúng theo tiêu chuẩn, chỉ số thai nhi hay không các mẹ có thể dựa vào kết quả siêu âm và các chỉ số trong bảng dưới đây để so sánh, biết được con yêu phát triển tốt hay không?
Các chỉ số phát triển |
Đường kính lưỡng đỉnh (BPD) (mm) |
Chiều dài xương đùi (FL) (mm) |
Chu vi vòng bụng (AC) (mm) |
Chu vi vòng đầu (HC) (mm) |
Cân nặng ước tính (EFW) (g) |
Tuần 39 + 0 |
89 -97, Trung bình 93 |
68 -82, Trung bình 73 |
295 -405, Trung bình 350 |
322 - 362 Trung bình 342 |
2851 - 4019, Trung bình 3435 |
Tuần 39 + 1 |
87-99, Trung bình 93 |
68 -82, Trung bình 73 |
301 - 400, Trung bình 353 |
323 - 363, Trung bình 343 |
2873 -4050, Trung bình 3461 |
Tuần 39 + 2 |
89 -97, Trung bình 93 |
68 -82, Trung bình 73 |
305 -405, Trung bình 355 |
323 -363, Trung bình 343 |
2895 - 4080, Trung bình 3488 |
Tuần 39 +3 |
89 -97, Trung bình 93 |
68 -82, Trung bình 73 |
309 - 405, Trung bình 357 |
324 - 364, Trung bình 344 |
2917 - 4111, Trung bình 3514 |
Tuần 39 +4 |
88- 100, Trung bình 94 |
69 - 83, Trung bình 74 |
314- 404, Trung bình 359 |
324 - 364, Trung bình 344 |
2938 - 4142, Trung bình 3540 |
Tuần 39 +5 |
88- 100, Trung bình 94 |
69 - 83, Trung bình 74 |
319- 404, Trung bình 361 |
325 - 365, Trung bình 345 |
2960 -4173, Trung bình 3566 |
Tuần 39 +6 |
88- 100, Trung bình 94 |
69 - 83, Trung bình 74 |
323 - 404, Trung bình 364 |
325 - 365, Trung bình 345 |
2982 - 4203, Trung bình 3593 |
Lưu ý:
- Các chỉ số thai 39 tuần tuổi này được tính dựa trên số tuần tuổi cộng với ngày xê dịch trong tuần thai từ 0 - 6 ngày.
- Bé có thể chênh lệch chỉ số thai nhi lớn hoặc nhỏ, không nhất thiết phải đặt đúng chỉ số đó.
3. Thai 39 tuần có những thay đổi gì?
- Trọng lượng cơ thể: Bé yêu tăng so với tuần thai 38 tăng 0,2 gam và dài hơn 0,2cm.
- Não và phổi tiếp tục phát triển.
- Thay lớp da non: Lớp da bên ngoài của bé đã bong tróc và được thay bằng lớp da mới. Lông tơ và các chất bảo vệ cơ thể bé đã mất đi.
- Dây rốn dày và dài hơn: Dây rốn đã dài khoảng 50cm và dày tới 1,3cm. Ở tuổi thai dây rốn bị thắt lại và quấn quanh người bé.
- Tóc dài ra: Tóc bé đã ra 3cm, nhưng vẫn là tóc tơ.
- Cơ thể tiết ra chất bôi trơn: Đến tuổi thai này cơ thể bé tiết ra hoạt chất bôi trơn có tác dụng tránh lá phổi dính nhau để bé có thể dễ dàng hít thở và ra bên ngoài.
Thai 39 tuần tụt sâu xuống tử cung sẵn sàng chào đời (Ảnh minh họa)
- Nhịp tim bé đập nhanh: Tuần thai này nhịp tim bé đập nhanh hơn nhịp tim của mẹ.
- Các cơ quan đã hoàn thiện các chức năng. Vì thế bé yêu có thể chào đời bất cứ lúc nào vào thời điểm này.
- Bé tụt sâu xuống tử cung, sẵn sàng ra bên ngoài. Vì vậy bé ít hoạt động hơn do bụng mẹ chật chội, hạn chế khả năng vận động của bé.
Những dấu hiệu sắp sinh của thai 39 tuần
Thai 39 tuần tuần đã đủ tháng và có thể sinh bất cứ lúc nào dù chưa đến ngày dự sinh. Nếu có các dấu hiệu sắp sinh sau đây, mẹ nên tới bệnh viện thăm khám và chuẩn bị tư trang, tâm lý đi đẻ tốt nhất.
1. Chuột rút nhiều hơn
Tới tháng thứ 9, tình trạng chuột rút sẽ diễn ra nhiều hơn, khiến mẹ đau, khó chịu. Chuột rút nhiều do các cơ khớp ở vùng xương chậu, tử cung được kéo giãn ra để chuẩn bị, tạo điều kiện tốt nhất cho bé yêu chào đời.
2. Không tăng cân
Tháng cuối thai kỳ, mẹ sẽ không tăng cân hoặc có thể giảm cân do lượng nước ối đang giảm dần để bé yêu chào đời.
Thai 39 tuần mẹ sẽ không tăng cân (Ảnh minh họa)
3. Mệt mỏi, chán ăn
Thai 39 tuần đã đo, tụt xuống sâu tử cung kèm theo nhiều triệu chứng như: chuột rút, đau lưng, đau bụng, hoa mắt, chóng mặt… khiến mẹ luôn cảm thấy mệt mỏi, chán nản và không hứng thú ăn uống.
Tuy nhiên, ở những tuần thai cuối mẹ nên tranh thủ nghỉ ngơi, bổ sung dinh dưỡng. Mệt mỏi, chán ăn chỉ là dấu hiệu báo sắp sinh, mẹ không nên lo lắng.
4. Linh cảm của người mẹ
Sắp đến ngày sinh, mẹ bầu sẽ có linh cảm đi đẻ vì thế các mẹ sẽ chủ động lên kế hoạch nghỉ đẻ, chuẩn bị đồ sơ sinh, tìm hiểu cách chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Khi có các dấu hiệu này mẹ sắp sinh rồi đấy.
5. Đi tiểu nhiều
Thai 39 tuần đã quay đầu và nằm ở vùng khung xương chậu, tác động chèn ép vào bàng quang gây tức vùng bụng dưới, khiến mẹ buồn tiểu, đi tiểu nhiều lần nhất là về đêm.
Tuy nhiên dấu hiệu sắp sinh này chỉ có khi thai nhi ngôi thai thuận.
6. Đau lưng
Thai 39 tuần mẹ sẽ có dấu hiệu sắp sinh đau lưng rõ rết, nguyên nhân do các cơ khớp bị kéo dãn căng ra, thai tụt sâu xuống vùng bụng dưới gây cảm giác đau mỏi, lưng.
7. Buồn ngủ
Thời gian này, mẹ lúc nào cũng thấy buồn ngủ, thiếu ngủ trầm trọng. Do cuối tháng thai kỳ, các triệu chứng như: Chuột rút, đau lưng, đi tiểu nhiều về đêm… khiến mẹ mất ngủ, không ngủ được sâu vì thế mẹ luôn buồn ngủ.
Buồn ngủ là dấu hiệu sắp sinh mẹ nên lưu ý (Ảnh minh họa)
8. Các cơn gò
Mẹ cần lưu ý ở khi thai 39 tuần tuổi sẽ xuất hiện các cơn gò báo hiệu sắp sinh. Mẹ cần phân biệt cơn gò chuyển dạ thật và cơn gò chuyển dạ giả. Dấu hiệu phân biệt 2 cơn gò như sau:
Cơn gò chuyển dạ |
Dấu hiệu |
Thời gian sinh |
Chuyển dạ giả |
- Căng cứng bụng, diễn ra nhanh, từ 30 - 60 giây. - Không gây đau đớn, khó chịu |
Trước sinh 1 tháng |
Chuyển dạ thật |
- Các cơn gò cứng bụng, diễn ra lâu - Đau bụng dưới dữ dội, co thắt cổ tử cung - Tần suất lặp lại 30 phút/lần |
Sắp sinh trong 24h |
Nếu mẹ thấy thai 39 tuần gò cứng bụng kèm theo những biểu hiện như đau bụng dữ dội, ra máu báo thai, vỡ ối, cổ tử cung mở thì nên đến bệnh viện gấp vì có thể mẹ sắp sinh trong 24h tới.
Trường hợp thai 39 tuần đau bụng lâm râm thì đây chỉ là các dấu hiệu chuyển dạ giả, mẹ không nên quá lo lắng nhưng cần chủ động lên kế hoạch đi sinh.
9. Bụng tụt xuống
Ở giai đoạn này, thai tụt sâu xuống dưới tử cung làm bụng bầu của mẹ cũng tụt xuống phía dưới. Mẹ luôn có cảm giác nặng nề, đi lại khó hơn nhưng thời điểm này mẹ thấy dễ thở hơn trước.
Thai 39 tuần bụng chưa tụt có thể do ngôi thai ngược, nếu có các dấu hiệu chuyển dạ đẻ trong vòng 24h giờ như vỡ ối, đau bụng dữ dội, tử cung mở thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật, mổ để để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
10. Dịch nhầy nhiều hơn
Đến cuối thai kỳ, cổ tử cung bắt đầu giãn mở rộng để tạo điều kiện cho bé ra ngoài, đồng thời tiết ra dịch nhầy âm đạo. Thai 39 tuần ra dịch nhầy màu trắng đục, màu vàng hoặc màu trắng chưa phải là dấu hiệu chuyển dạ sinh ngay. Nếu mẹ thấy thai 39 tuần ra dịch nhầy màu nâu, màu hồng sẽ sinh con trong 24h giờ tới.
Dịch âm đạo có màu trắng đục, vàng chất dịch sệt, có mùi hôi khó chịu có thể mẹ đang mắc các bệnh phụ khoa.
11. Cổ tử cung mềm, mở
Nếu mẹ thấy cổ tử cung mềm hơn, mở dần thì rất có thể mẹ sẽ sinh trong 24h tới. Có dấu hiệu này mẹ nên đến bệnh viện và cầm sẵn đồ đi sinh để nằm chờ đẻ, sẵn sàng vượt cạn.
12. Rò rỉ, vỡ ối
Đây là dấu hiệu sắp sinh chuẩn, mẹ bầu nên lưu ý dấu hiệu này chưa sinh ngay được. Nếu mẹ thấy vùng kín rò rỉ hoặc vỡ nước ối thì nên đến viện thăm khám, chờ đẻ ngay.
Thai 39 tuần vỡ ối mẹ nên đến bệnh viện thăm khám và chờ sinh (Ảnh minh họa)
13. Máu báo thai
Thai tuần 39 ra máu, lượng máu không nhiều, có màu hồng, hồng phớt hoặc nâu thì đây là máu báo thai, báo hiệu mẹ sắp sinh. Có trường hợp thai 39 tuần ra máu nhưng không đau bụng thì mẹ cũng nên đến viện kiểm tra, nhiều mẹ gần đến lúc sinh mới đau bụng.
14. Hơi thở ngắt quãng, dồn dập
Đây là dấu hiệu sắp sinh trong vài giờ tới, mẹ cần di chuyển đến bệnh viện gấp. Cơ thể mẹ lúc này sẽ rất yếu, kèm theo các cơn đau bụng, đau lưng, buồn nôn khiến mẹ khó chịu hơn.
Nếu thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh, mẹ không nên nóng lòng và chờ đợi đến tuần 41. Nếu ở tuần thai này mẹ vẫn không có các dấu hiệu sắp sinh thì bác sĩ sẽ chỉ định mổ đẻ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, tránh trường hợp thai quá tháng, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Thai tuần tuổi mổ được chưa? Tùy vào mong muốn sinh thường của mẹ hoặc ngôi thai ngược bác sĩ sẽ chỉ định để mổ để an toàn cho bé, giúp mẹ tránh cảm giác đau đớn khi sinh. Tuần 39 mẹ có thể đẻ mổ được, không ảnh hưởng gì tới thai nhi.
Thai 39 tuần mẹ cần làm gì?
Ở giai đoạn về đích này, mẹ có thể đẻ bất cứ lúc nào vì vậy mẹ cần làm những việc sau.
- Đi khám thai: Các mẹ nên khám theo sự chỉ định của bác sĩ về: Cân đo huyết áp, cử động thai, thử nước tiểu, kiểm tra cổ tử cung, siêu âm xác định ngôi thai, nước ối, bánh nhau, xét nghiệm máu…
- Bổ sung dinh dưỡng: Giai đoạn này mẹ cần bổ sung các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như sắt, protein, canxi, vitamin để tăng cường sức đề kháng, có thể trạng tốt sẵn sàng “vượt cạn”.
- Chuẩn bị đồ đi sinh.
- Bàn giao công việc nghỉ đẻ.
- Giữ điện thoại bên mình để liên hệ với người thân khi trở dạ đẻ.
- Giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ.
- Tranh thủ nghỉ ngơi, thư giãn trước khi sinh.
- Bổ sung các loại thực phẩm tốt, giàu dinh dưỡng để chuẩn bị đi đẻ.
- Đi bộ mỗi ngày.