Trong thời gian mang thai, bà xã của thủ môn Đặng Văn Lâm nhận được nhiều sự quan tâm của các mẹ bầu.
Ngày 23/9 vừa qua, cặp đôi Đặng Văn Lâm và Bùi Thị Yến Xuân khiến người hâm mộ vỡ òa khi bất ngờ thông báo tin vui sắp đón con đầu lòng sau gần 2 tháng kết hôn. Kèm theo đó, nàng WAG xinh đẹp chia sẻ khoảnh khắc hạnh phúc của cả gia đình, nơi họ cùng nhảy múa đầy phấn khởi khi biết tin cô sắp trở thành mẹ.
Vợ chồng cầu thủ Đặng Văn Lâm.
Không chỉ dừng lại ở việc thông báo, bà xã của thủ môn số 1 Việt Nam còn khéo léo tiết lộ giới tính của bé yêu bằng một trò chơi bắn pháo giấy. Màu xanh tượng trưng cho bé trai và màu hồng dành cho bé gái. Cuối cùng, pháo giấy bung nổ với sắc xanh rực rỡ, ngầm xác nhận gia đình Yến Xuân - Đặng Văn Lâm đang chờ đón cậu con trai đầu lòng.
Màn thông báo tin vui mang thai quý tử của Đặng Văn Lâm và vợ.
Là vợ của thủ môn số một Việt Nam Đặng Văn Lâm, đồng thời cũng là một huấn luyện viên thể hình, Yến Xuân đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của chị em phụ nữ sau khi chia sẻ tin vui mang thai. Đặc biệt, câu chuyện giữ dáng và duy trì sức khỏe trong thai kỳ của cô trở thành chủ đề quan tâm của không ít người.
Yến Xuân nhận được sự quan tâm của nhiều chị em phụ nữ, đặc biệt thời gian mang thai.
Chia sẻ về hành trình mang thai của mình, Yến Xuân cho biết hiện cô đã tăng 3kg, nâng cân nặng từ 48,5kg lên con số mới. Theo kế hoạch, cô dự tính sẽ tăng khoảng 10-12kg trong suốt thai kỳ, với lộ trình rõ ràng như sau:
- 3 tháng đầu: Cân nặng có thể tăng nhẹ từ 0,5-1kg hoặc không thay đổi, và thật may mắn cô đã duy trì được cân nặng không tăng, không giảm.
- 3 tháng giữa: Mỗi tháng tăng khoảng 1,5kg.
- 3 tháng cuối: Mỗi tháng tăng thêm 2,5kg.
Yến Xuân chia sẻ về kế hoạch tăng cân khi mang thai của mình.
Yến Xuân chia sẻ thêm rằng cô không muốn đặt áp lực về cân nặng quá lớn, mà chủ yếu tuân theo sự phát triển của em bé và khuyến cáo từ bác sĩ.
Về chế độ ăn uống, bà xã Đặng Văn Lâm cho biết nhờ có sự hướng dẫn của bác sĩ ngay từ đầu, cô không cần phải quá lo lắng về việc ăn uống. Trong 3 tháng đầu, Yến Xuân bổ sung thực phẩm giàu acid folic như rau xanh đậm, măng tây, cải bó xôi, và các loại vitamin. Do gặp tình trạng trào ngược dạ dày do hormone progesterone và relaxin tăng cao khi mang thai, nữ gymer chia nhỏ bữa ăn và tập trung ăn nhiều vào buổi sáng.
Chế độ ăn uống theo lời khuyên bác sĩ của bà xã Đặng Văn Lâm.
Sang 3 tháng giữa, cô được bác sĩ khuyên tránh ăn ngọt, ăn nhiều đạm và rau củ để tránh táo bón, cũng như tăng cường thực phẩm giàu canxi như sữa và phô mai. Việc bổ sung vitamin và canxi cũng được chú trọng theo chỉ định của bác sĩ. Xuân nhấn mạnh rằng chế độ ăn uống này không quá khác so với thói quen dinh dưỡng của cô trước đây, nên cô không gặp khó khăn trong việc tuân thủ.
Món ăn do Yến Xuân tự tay chuẩn bị.
Điều khiến bà xã Đặng Văn Lâm cảm thấy hơi buồn là dù đang mang thai, cô không hề có cảm giác thèm ăn vặt hay đồ ngọt như nhiều bà bầu khác. Tuy vậy, Yến Xuân vẫn duy trì lối sống lành mạnh và hướng đến một thai kỳ khỏe mạnh, khoa học.
Yến Xuân chăm chỉ tập luyện khi mang thai.
Yến Xuân chăm chỉ tập luyện khi mang thai.
Trên trang cá nhân Instagram, trước câu hỏi liên quan đến chuyện mang thai: "Chị ơi trước khi biết có bầu chị có ngưng tập hay chỉ ngưng từ sau khi biết có em bé ạ?".
Trước thắc mắc này, Yến Xuân đã chia sẻ: "Mình vẫn tập rất đều trước khi biết có bé. Có nhiều khách hàng của mình khi làm thủ thuật IVF, bác sĩ cũng khuyên phải tập thể dục. Và cũng có nhiều khách đang tập thì có em bé nên phải lưu buổi tập".
Hiện tại, nàng WAGs đang bước vào giai đoạn tuần thứ 16 thai kỳ, cô ưu tiên những bài tập nhẹ nhàng, duy trì nhịp tim ở mức trung bình chủ yếu để duy trì sức khỏe cho mẹ và bé, giải toả căng thẳng và chuẩn bị sẵn sàng cho việc để phục hồi sau sinh...
Những lưu ý khi mang thai ở tuần 16
Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi mang thai ở tuần 16 mà mẹ bầu cần quan tâm:
1. Dinh dưỡng cân bằng và hợp lý
Ở tuần 16, thai nhi đang phát triển mạnh mẽ, do đó mẹ bầu cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Hãy tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu protein, canxi, sắt, axit folic và chất xơ. Đặc biệt:
Protein: Thịt, cá, trứng, đậu và các loại hạt là nguồn cung cấp protein chất lượng, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Canxi: Sữa, phô mai, sữa chua và các loại rau có màu xanh đậm như cải bó xôi sẽ giúp hình thành xương và răng cho bé.
Sắt: Nên ăn thịt đỏ, các loại đậu, rau lá xanh và ngũ cốc nguyên hạt để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.
Chất xơ: Các loại rau, củ, quả và ngũ cốc nguyên hạt giúp tránh táo bón, một vấn đề thường gặp trong thai kỳ.
2. Tập luyện nhẹ nhàng và thường xuyên
Ở giai đoạn này, mẹ bầu nên duy trì các hoạt động thể chất nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, hoặc bơi lội. Tập luyện đều đặn sẽ giúp tăng cường sức khỏe, giảm căng thẳng và chuẩn bị tốt cho quá trình sinh nở. Tuy nhiên, cần tránh những bài tập có cường độ cao hoặc gây áp lực lớn lên bụng.
3. Chăm súc da và ngừa rạn da
Khi mang thai, da bụng sẽ căng ra theo sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu nên sử dụng các loại kem hoặc dầu dưỡng da dành riêng cho bà bầu để giữ ẩm và ngăn ngừa rạn da. Hãy lựa chọn những sản phẩm có thành phần tự nhiên, an toàn cho thai kỳ.
4. Theo dõi sự phát triển của thai nhi
Trong tuần 16, bé đã có kích thước tương đương với một quả bơ, và có thể bắt đầu di chuyển. Mẹ bầu nên chú ý đến những chuyển động nhẹ của bé, điều này cho thấy thai nhi đang phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra, hãy tuân thủ lịch khám thai định kỳ và siêu âm để kiểm tra sự phát triển của em bé.
5. Lưu ý đến giấc ngủ
Thai kỳ có thể khiến giấc ngủ trở nên khó khăn hơn. Mẹ bầu nên ngủ nghiêng về bên trái để tăng cường tuần hoàn máu đến thai nhi. Sử dụng gối hỗ trợ thai kỳ có thể giúp mẹ cảm thấy thoải mái hơn khi ngủ.
6. Tránh căng thẳng và lo lắng
Thay đổi nội tiết tố có thể khiến mẹ bầu dễ rơi vào trạng thái lo âu. Hãy dành thời gian thư giãn, trò chuyện cùng gia đình hoặc bạn bè, và thực hành các bài tập thở sâu để giảm căng thẳng.
7. Uống đủ nước
Cung cấp đủ nước cho cơ thể là vô cùng quan trọng trong suốt thai kỳ. Mẹ bầu nên uống từ 8-10 ly nước mỗi ngày để hỗ trợ quá trình trao đổi chất và duy trì lượng nước ối ổn định.
8. Tránh tiếp xúc với chất độc hại
Trong giai đoạn này, mẹ bầu nên tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, sơn móng tay, nước hoa có mùi quá nồng, và các chất tẩy rửa mạnh. Thay vào đó, nên sử dụng các sản phẩm làm sạch và chăm sóc cơ thể có nguồn gốc tự nhiên, an toàn cho cả mẹ và bé.
9. Thực hiện các xét nghiệm cần thiết
Tuần 16 là thời điểm quan trọng để thực hiện một số xét nghiệm như siêu âm hình thái thai nhi, xét nghiệm máu để kiểm tra sức khỏe của mẹ và bé. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có lịch khám và xét nghiệm phù hợp.
Những lưu ý trên sẽ giúp mẹ bầu trải qua tuần 16 của thai kỳ một cách khỏe mạnh và an toàn, chuẩn bị tốt nhất cho sự phát triển của bé yêu.