Mặc dù chứng khoán châu Âu và Mỹ bùng nổ nhưng chứng khoán Việt Nam không tăng theo.
Sàn thành phố Hồ Chí Minh
Sáng nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đón nhận nhiều tin tốt. Đó là giá xăng giảm 600 đồng/lít và chứng khoán châu Âu, Mỹ giao dịch bùng nổ đêm qua. VN-Index bắt nhịp khá tốt với các thông tin tích cực này nên xanh sàn ngay từ đầu phiên.
Lực cầu đổ vào thị trường khá mạnh góp phần giúp VN-Index suýt đạt được ngưỡng 610 điểm. Tuy nhiên, một số blue-chip như MSN, VCB, VIC,… đi xuống nên VN-Index không thể bứt phá được. Đà hưng phấn đầu phiên nhanh chóng xẹp xuống.
Tới phiên chiều, ngay trước giờ đóng cửa, thậm chí cả VN-Index và VN30-Index đều chìm trong sắc đỏ. Sau khoảng 15 phút giằng co, hai chỉ số này vẫn không thể tìm lại được sắc xanh. Chốt phiên giao dịch ngày 19/8, VN-Index giảm 0,44 điểm, tương ứng 0,07% và đóng cửa ở mức 604,64 điểm.
Thanh khoản của sàn thành phố Hồ Chí Minh giảm sút nhưng vẫn đứng ở mức khá cao. Tổng khối lượng giao dịch đạt 134.150.022 cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch 2.794,407 tỷ đồng, giảm nhẹ về khối lượng, giảm 28% về giá trị. Khối lượng giao dịch thỏa thuận đứng ở mức khá cao, đạt 8.651.432 cổ phiếu, tương đương 683,11 tỷ đồng. Toàn sàn ghi nhận có 83 mã tăng giá, 86 mã đứng giá và 120 mã giảm giá.
VN30-Index có tốc độ giảm mạnh hơn VN-Index. Kết thúc phiên giao dịch ngày 19/8, VN30-Index giảm 1,54 điểm, tương ứng 0,24% và dừng ở mức 645,46 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 58.793.082 cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch 1.846,06 tỷ đồng. Dòng tiền vẫn ưu tiên chọn blue-chip. Nhóm VN30-Index có 4 mã tăng giá, 8 mã đứng giá và 18 mã giảm giá.
4 blue-chip tăng giá có tốc độ đi lên khá khiêm tốn. PVD tăng 1.000 đồng/CP lên 101.000 đồng/CP. HPG tăng 1.000 đồng/CP lên 57.500 đồng/CP. FPT tăng 500 đồng/CP lên 53.000 đồng/CP. OGC tăng 200 đồng/CP lên 12.000 đồng/CP.
Ở chiều ngược lại, blue-chip cũng không giảm quá sâu. KDC giảm 1.500 đồng/CP xuống 65.500 đồng/CP. DRC giảm 1.000 đồng/CP xuống 53.500 đồng/CP. MSN giảm 1.000 đồng/CP xuống 82.000 đồng/CP. VNM giảm 1.000 đồng/CP xuống 114.000 đồng/CP. CII giảm 400 đồng/CP xuống 21.800 đồng/CP. CSM giảm 400 đồng/CP xuống 44.000 đồng/CP.
Giao dịch thỏa thuận đứng ở mức cao. Trong đó, PVD đứng đầu với hơn 5,3 triệu cổ phiếu, tương đương 495 tỷ đồng được trao tay. Đứng sau là VIC với hơn 1,2 triệu cổ phiếu, tương ứng gần 92 tỷ đồng được giao dịch thành công.
Sàn Hà Nội
Sàn Hà Nội có thời gian giao dịch chìm trong sắc đỏ nhiều hơn sàn thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, nhà đàu tư không ngạc nhiên khi cả HNX-Index và HNX30-Index đều đi xuống. Đóng cửa phiên giao dịch 19/8, HNX-Index giảm 0,47 điểm, tương ứng 0,57% và đóng cửa ở mức 82,66 điểm. Thanh khoản trên sàn Hà Nội cũng giảm khá mạnh.
Tổng khối lượng giao dịch trên sàn Hà Nội đạt 58,318,916 cổ phiếu, tương ứng 782,85 tỷ đồng, giảm hơn 30% so với hôm qua. Khối lượng giao dịch thỏa thuận đạt 1.384.382 cổ phiếu, tương ứng 12,01 tỷ đồng, đứng ở mức rất thấp. Toàn sàn ghi nhận 90 mã tăng giá, 62 mã đứng giá và 114 mã giảm giá.
HNX30-Index giảm mạnh hơn HNX-Index và là chỉ số giảm mạnh nhất trên cả 2 sàn. Chốt phiên ngày 19/8, HNX30-Index giảm 1,34 điểm, tương ứng 0,79% và đóng cửa ở mức 167,78 điểm. Khối lượng giao dịch trong nhóm HNX30-Index đạt 41.761.200 cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch 613,01 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn trên sàn Hà Nội. Trong nhóm ghi nhận 10 mã tăng giá, 3 mã đứng giá và 17 mã giảm giá.
Trên sàn Hà Nội, blue-chip cũng không biến động mạnh. Tuy nhiên, số mã giảm giá nhiều hơn số mã tăng giá. AAA giảm 600 đồng/CP xuống 20.700 đồng/Cp. PVS giảm 600 đồng/CP xuống 36.900 đồng/CP. PVC giảm 400 đồng/CP xuống 28.200 đồng/CP. PVG giảm 400 đồng/CP xuống 13.300 đồng/CP. KLF giảm 300 đồng/CP xuống 12.600 đồng/CP.
Ở chiều ngược lại, SD9 tăng 600 đồng/CP lên 14.000 đồng/CP. PGS tăng 600 đồng/CP lên 34.600 đồng/CP. PLC tăng 600 đồng/CP lên 24.300 đồng/CP. SDT tăng 500 đồng/CP lên 15.500 đồng/CP. HMH tăng 400 đồng/CP lên 24.900 đồng/CP. SD6 tăng 100 đồng/CP lên 14.100 đồng/CP. EIB tăng 200 đồng/CP lên 12.300 đồng/CP.