6 đặc sản Tết cực kỳ đắt đỏ, phải đặt hàng trước cả tháng mới mua được, có món giá hàng chục triệu đồng vẫn được ưa chuộng

Phú Nguyễn - Ngày 26/01/2025 10:00 AM (GMT+7)

Dịp Tết, nhiều món ngon đặc sản luôn trong tình trạng “cháy hàng” dù giá không hề rẻ. Nhiều loại còn phải đặt trước Tết thời gian dài mới có, thậm chí chưa chắc đã sở hữu được.

Cá kho làng Vũ Đại

Làng Đại Hoàng (hay làng Nhân Hậu thuộc xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) được coi là chiếc nôi của nhiều sản vật quý, trong đó món cá kho Bá Kiến truyền thống trở thành thương hiệu được nhiều người dân trong nước và nước ngoài biết đến.

6 đặc sản Tết cực kỳ đắt đỏ, phải đặt hàng trước cả tháng mới mua được, có món giá hàng chục triệu đồng vẫn được ưa chuộng - 1

Đây là một trong những món ăn hút khách ngày Tết. Cứ đến Tết là làng nghề này lại đỏ lửa kho cả xuyên ngày đêm. Kích thước niêu được chia thành nhiều loại tùy theo yêu cầu của khách hàng trong đó phổ biến nhất là niêu chứa được khoảng 4 kg cá. Theo đó, mỗi niêu cá kho làng Vũ Đại có giá từ 600.000 – 1.400.000 đồng/niêu tùy số cá khách đặt. (Trung bình khoảng 200.000 đồng/kg cá kho).

Để có một nồi cá kho thơm ngon, người dân có bí quyết riêng khi kho từ loại cá trắm đen, cùng các gia vị như: riềng, thịt lợn, kẹo đắng, nước cốt chanh…Đồng thời có thêm gia vị đặc biệt là nước cốt tương cua. Trước khi kho, niêu đất được rửa sạch, luộc sôi giúp tăng độ bền

Thịt lợn/trâu Mán gác bếp

Đặc sản ở vùng cao phía Bắc không thể không kể đến các loại thịt trâu, thịt lợn Mán gác bếp. Đây là món ăn lai rai mà nhiều người ưa chuộng dịp Tết, có thể để được lâu dùng trong nhiều ngày. Giá bán thường dao động từ 500.000 - 2 triệu đồng/kg.

6 đặc sản Tết cực kỳ đắt đỏ, phải đặt hàng trước cả tháng mới mua được, có món giá hàng chục triệu đồng vẫn được ưa chuộng - 2

6 đặc sản Tết cực kỳ đắt đỏ, phải đặt hàng trước cả tháng mới mua được, có món giá hàng chục triệu đồng vẫn được ưa chuộng - 3

Thịt trâu, bò gác bếp ra đời từ cách bảo quản, dự trữ thịt bò, trâu, lợn của đồng bào dân tộc vùng cao từ hàng trăm năm nay. Theo đó, ngày xưa không có tủ lạnh nên thịt trâu, bò, lợn được người dân “giàng”, hong khô trên khói bếp để bảo quản và sử dụng trong thời gian dài. Để làm được món trâu, bò gác bếp ngon thì phải chọn thịt từ bò bản địa. Thịt chọn làm phải là thịt mông, nguyên khối nạc, dọc thớ. Thịt càng tươi thì khi chín, màu thịt vẫn còn đỏ tươi, thơm ngon. 

Các loại thịt này được chế biến thủ công, ướp các loại gia vị đậm vùng cao phía Bắc như: mắc khén, tiêu rừng… rồi treo lên dàn bếp, hun bằng khói tạo nên hương vị đặc biệt không nơi nào khác có.

Sá sùng

Nhiều bà nội trợ có kinh nghiệm từ lâu đã coi sá sùng là một món “gia vị vàng ròng”, bởi chỉ cần thả một mẩu sá sùng cũng đủ để nồi canh ngọt thanh mà đậm đà, không một loại gia vị nào sánh được thậm chí, ninh xương ống thì độ ngọt cũng khó sánh bằng. Vào mỗi dịp Tết, sá sùng được nhiều người "săn lùng" dù giá không hề rẻ. Một cân sá sùng tươi có giá lên tới 600-650 nghìn đồng. Trong khi đó, sá sùng khô hiện được bán với mức 4-7 triệu đồng/kg, tuỳ loại.

6 đặc sản Tết cực kỳ đắt đỏ, phải đặt hàng trước cả tháng mới mua được, có món giá hàng chục triệu đồng vẫn được ưa chuộng - 4

6 đặc sản Tết cực kỳ đắt đỏ, phải đặt hàng trước cả tháng mới mua được, có món giá hàng chục triệu đồng vẫn được ưa chuộng - 5

Sá sùng hay còn gọi là giun biển, sa sùng, sâu đất… có hình thù khá giống con giun đất nhưng từ xa xưa, loại hải sản này đã được coi là một trong những loại cực kỳ quý hiếm dùng để tiến vua hoặc những người có chức sắc. Trên thị trường có nhiều địa chỉ bán sá sùng với nhiều mức giá khác nhau, người tiêu dùng nên chọn những địa chỉ uy tín để đặt mua để đảm bảo hàng ngon và đạt chất lượng.

Cà phê chồn

6 đặc sản Tết cực kỳ đắt đỏ, phải đặt hàng trước cả tháng mới mua được, có món giá hàng chục triệu đồng vẫn được ưa chuộng - 6

Loại cà phê đặc sản này mang hương vị vô cùng đặc biệt. Sở dĩ loại cà phê này có giá thành đắt đỏ là bởi được thu gom từ phân chồn tự nhiên. Để cho ra đời sản phẩm thượng hạng, chất lượng hoàn hảo, quy trình sản xuất cũng phải qua nhiều khâu kiểm duyệt khắt khe. Cũng vì có mức giá cao nên tại Việt Nam, cafe chồn còn giới hạn về số lượng.

Giá của cà phê chồn có thể lên đến hơn 60 triệu đồng/kg. Từ nguyên liệu thô đã thu mua giá từ 1 - 10 triệu đồng/kg, trải qua quá trình sản xuất nghiêm ngặt. Mấy năm gần đây, cà phê chồn được nhiều người tìm mua về làm quà biếu Tết hoặc để đãi khách trong những ngày Tết đến xuân về.

Gà Đông Tảo

6 đặc sản Tết cực kỳ đắt đỏ, phải đặt hàng trước cả tháng mới mua được, có món giá hàng chục triệu đồng vẫn được ưa chuộng - 7

Gà Đông Tảo được xem là giống gà quý hiếm của Việt Nam. Ngày xưa loại gà này thường dùng để tiến vua, ngày nay thường chỉ dành cho những ai có điều kiện kinh tế vì giá đắt. Gà Đông Tảo to gấp 2-3 lần bình thường, chân dày xoè ra bắt mắt, hương vị thịt thơm ngon không loại gà nào khác có được. Với giá trị kinh tế cao, có thể lên đến 50 triệu một con, Gà Đông Tảo mất rất nhiều thời gian để nuôi và chăm sóc.

Thịt gà Đông Tảo chắc, giòn, thơm, lại có thể chế biến được nhiều món như hấp, nướng, da gà có thể thái chỉ xào lá chanh, da gà trộn thính ăn kèm rau mùi, đinh lăng, lá sung. Đặc biệt phần chân tuy xấu xí nhưng lại là bộ phận đắt giá nhất của con gà, khi gặm những "vảy rồng" trên ở chân gà, bạn sẽ thấy vị giòn, dai vô cùng đặc biệt mà không loại gà nào khác có được.

Hiện nhiều người nuôi gà Đông Tảo để bán ra thị trường vào dịp Tết Nguyên đán. Thường một con gà này có giá từ 1,5 - 3 triệu đồng/kg. Với những con gà Đông Tảo đẹp, đủ tiêu chuẩn để làm gà biếu Tết có giá không rẻ, dao động 1,5 - 15 triệu đồng/con khách vẫn tranh nhau mua.

Khô nhái

6 đặc sản Tết cực kỳ đắt đỏ, phải đặt hàng trước cả tháng mới mua được, có món giá hàng chục triệu đồng vẫn được ưa chuộng - 8

Khô nhái còn được biết đến với cái tên khiến người nghe cảm thấy ngượng ngùng: vũ nữ chân dài, kiều nữ chân dài. Nếu như khô cá dễ tìm và quá quen thuộc thì khô nhại lại khá lạ lẫm và khó tìm nên giá cả đắt hơn. Lúc vào mùa, khô nhái có giá khoảng 350.000 đồng/kg, nhưng dịp Tết hàng khan hiếm, giá có thể lên tới 600.000 đồng/kg.

Người dân miền Tây cho biết khô nhái có quanh năm nhưng mùa ít, mùa nhiều. Trong đó nhộn nhịp nhất vào khoảng tháng 5 đến tháng 10 hàng năm. Lúc đó, người dân ra đồng bắt con nhái về làm khô, cung cấp ra thị trường giai đoạn cao điểm dịp Tết. Khoảng 1-2 tháng trước Tết, thương lái và khách hàng tìm về tận nơi để đặt hàng trước.

Kinh đô sắm Tết Hà Nội nhộn nhịp những ngày cuối năm, mọi mặt hàng đều giảm giá, tiểu thương không kịp ăn trưa
Trong những ngày này, dạo một vòng quanh chợ truyền thống lớn nhất Hà Nội sẽ thấy không khí mua sắm Tết rất nhộn nhịp. Hàng bán quần áo, giày dép và...

Khởi đầu vững vàng - Ất Tỵ bình an

Theo Phú Nguyễn (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]26/01/2025 08:50 AM(GMT+7)

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương