Trong khi vàng nhận được sự quan tâm từ nhà đầu tư, thanh khoản chứng khoán giảm mạnh.
Sàn thành phố Hồ Chí Minh
Trên thị trường vàng thế giới, hoạt động săn hàng giá rẻ của nhà đầu tư diễn ra trên diện rộng. Hoạt động này khiến giá vàng tăng vọt. Sự sôi động của thị trường vàng thế giới lan mạnh trên thị trường vàng Việt Nam. Vàng nóng lên, chứng khoán lại hạ nhiệt về thanh khoản dù các chỉ số phục hồi mạnh.
Sau 2 phiên giảm sâu, áp lực bán ra đã giảm sút khiến VN-Index phục hồi. Thế nhưng niềm tin vào thị trường chưa đủ lớn, hoạt động bắt đáy trên thị trường chứng khoán lép vế so với thị trường vàng. Nhà đầu tư vẫn lo lắng đợt điều chỉnh dài của VN-Index chưa thực sự kết thúc. Họ tin rằng đà tăng hôm nay chỉ là tạm thời. VN-Index có thể giảm sâu bất cứ lúc nào.
Chính suy nghĩ này đã khiến cho dòng tiền trở nên rụt rè, thanh khoản giảm mạnh dù VN-Index giữ được sắc xanh tới cuối phiên. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 3/4, VN-Index tăng 7,77 điểm, tương ứng 1,34% và dừng ở mức 589,44 điểm. VN-Index vẫn chưa tìm lại được ngưỡng 590 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch đạt 105.522.983 cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch 1.769,34 tỷ đồng, giảm gần 40% về khối lượng và giảm gần 50% về giá trị so với hôm qua. Tổng khối lượng giao dịch thỏa thuận là 6.395.103 cổ phiếu, tương ứng 288,88 tỷ đồng. Toàn sàn ghi nhận có 215 mã tăng giá, 36 mã đứng giá và 38 mã giảm giá.
VN30-Index có tốc độ suy giảm tương tự VN-Index. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 3/4, VN30-Index tăng 6,87 điểm, tương ứng 1,04% và dừng ở mức 664,88 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 35.673.320 cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch 903,99 tỷ đồng, thanh khoản giảm mạnh so với hôm qua. Nhóm VN30-Index có 27 mã tăng giá, 1 mã đứng giá và 2 mã giảm giá.
Số blue-chip giảm giá hoàn toàn lép vế so với số mã đi lên. Chỉ có 2 mã chịu mất mát. DPM giảm 200 đồng/CP xuống 43.600 đồng/CP. KDC giảm 1.000 đồng/CP xuống 61.500 đồng/CP. Điều đáng nói, DPM vừa đón nhận thông tin tăng cổ tức gấp 2 lần dự kiến, từ 25% lên 50%.
Ở chiều ngược lại, VNM tăng mạnh nhất khi có thêm 3.000 đồng/CP lên 144.000 đồng/CP. Đi lên chậm hơn một chút là HSG tăng 1.500 đồng/CP lên 53.500 đồng/CP, VIC tăng 1.000 đồng/CP lên 73.500 đồng/CP, GMD tăng 700 đồng/CP lên 33.900 đồng/CP, PGD tăng 600 đồng/CP lên 45.500 đồng/CP, PVD tăng 500 đồng/CP lên 82.500 đồng/CP,…
Hôm nay, thanh khoản chứng khoán giảm mạnh.
ITA là blue-chip duy nhất tăng trần. ITA tăng 600 đồng/CP lên 10.300 đồng/CP. Trên bảng giao dịch điện tử, bên dư bán ITA hoàn toàn trống trơn trong khi bên dư mua, các lệnh mua vẫn lấp đầy. ITA mới có thông tin lợi nhuận sau kiểm toán tăng tới 90%.
Bên cạnh ITA, nhiều cổ phiếu bất động sản khác cũng đua nhau tăng trần. DCT tăng 200 đồng/CP lên 3.500 đồng/CP, DIG tăng 1.100 đồng/CP lên 17.500 đồng/CP, DLG tăng 500 đồng/CP lên 9.000 đồng/CP, DXG tăng 1.000 đồng/CP lên 15.900 đồng/CP, DXV tăng 300 đồng/CP lên 5.500 đồng/CP, HAR tăng 600 đồng/CP lên 10.500 đồng/CP,…
Cổ phiếu họ dầu khí lại đua trần với cổ phiếu bất động. PXI tăng 400 đồng/CP lên 6.600 đồng/CP, PXL tăng 300 đồng/CP lên 5.300 đồng/CP, PXM tăng 200 đồng/CP lên 3.700 đồng/CP. PXM đang trở thành cổ phiếu nóng nhất sàn thành phố Hồ Chí Minh khi có chuỗi 16 phiên tăng trần liên tiếp.
Sàn Hà Nội
Sàn Hà Nội phục hồi mạnh hơn sàn thành phố Hồ Chí Minh. Kết thúc phiên giao dịch 3/4, HNX-Index tăng 1,94 điểm, tương ứng 2,27% và đóng cửa ở mức 87,62 điểm. Tổng khối lượng giao dịch trên sàn Hà Nội đạt 63.252.586 cổ phiếu, tương ứng 678,81 tỷ đồng, giảm khoảng 30% so với hôm qua. Khối lượng giao dịch thỏa thuận đạt 1.415.681 cổ phiếu, tương ứng 27,25 tỷ đồng, giảm mạnh so với hôm qua. Toàn sàn ghi nhận 212 mã tăng giá, 39 mã đứng giá và 50 mã giảm giá.
HXN30-Index có tốc độ giảm nhẹ hơn HNX-Index. Chốt phiên ngày 3/4, HNX30-Index tăng 4,42 điểm, tương ứng 2,51% và đóng cửa ở mức 180,65 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 32.490.600 cổ phiếu, tương ứng 430,59 tỷ đồng, giảm mạnh so với hôm qua. Trong nhóm có 27 mã tăng giá, 2 mã đứng giá và 1 mã giảm giá.
Mã duy nhất giảm giá trong nhóm blue-chip là NTP. NTP giảm 300 đồng/CP xuống 72.500 đồng/CP. Trong khi đó, số blue-chip tăng trần trên sàn Hà Nội nhiều gấp 3 lần trên sàn thành phố Hồ Chí Minh. Đó là DCS tăng 600 đồng/CP lên 7.400 đồng/CP, PVL tăng 400 đồng/CP lên 4.900 đồng/CP, SD6 tăng 1.300 đồng/CP lên 14.900 đồng/CP.