Vượt biên giới Áo – Đức để bên nhau, bí quyết giữ lửa hôn nhân của cặp vợ chồng Việt gói gọn trong 4 gạch đầu dòng

Cẩm Tú - Ngày 20/04/2023 12:00 PM (GMT+7)

Mỗi tháng đều ngồi xe buýt vượt 500km, vượt biên giới Áo - Đức để yêu nhau nhưng khi về chung một nhà, cặp vợ chồng trẻ vẫn không thể tránh khỏi những mâu thuẫn, xích mích trong cuộc sống thường nhật.

Vượt biên giới Áo – Đức để bên nhau, bí quyết giữ lửa hôn nhân của cặp vợ chồng Việt gói gọn trong 4 gạch đầu dòng - 1

Khi yêu, con tim luôn có lý lẽ riêng của nó. Yêu xa cũng thế. Biết là khoảng cách đó, biết là sẽ buồn đó, sẽ có những lúc đau đớn, tủi thân nhưng con tim đã chọn rồi thì nó vẫn hướng về nơi xa xôi kia…

Cái duyên cái số nó “vồ” lấy nhau

Chị Liên Nguyễn (hiện 32 tuổi, quê Vĩnh Phúc) sang Áo năm 2013 theo diện du học sinh. Chân ướt chân ráo tới nơi đất khách quê người, 9X gặp không ít khó khăn vất vả về rào cản ngôn ngữ, văn hóa.

Qua Áo du học, tôi thấy khó khăn nhất là về rào cản ngôn ngữ. Trước khi sang Áo, tôi có biết tiếng Anh nhưng người Áo lại không thích nói chuyện với mình bằng tiếng Anh, vốn tiếng Đức của tôi lúc ấy lại rất ít nên gặp không ít khó khăn khi giao tiếp. Lúc đi siêu thị, mua đồ ra thanh toán luôn thì chẳng sao, nhưng mình muốn hỏi gì cũng khó vì họ không muốn nói chuyện với mình”, chị Liên Nguyễn chia sẻ.

Chị Liên Nguyễn sang Áo năm 2013 theo diện du học sinh và qua Đức năm 2019.

Chị Liên Nguyễn sang Áo năm 2013 theo diện du học sinh và qua Đức năm 2019. 

Chị cũng bị sốc văn hóa, vì ở Việt Nam mọi thứ rất hòa đồng, nhộn nhịp và vui vẻ còn cuộc sống bên Áo cứ êm đềm, tẻ nhạt. “Có một lần tôi đi ra đường gặp một cụ già đang xách đồ nặng, tôi tiến tới ngỏ ý giúp đỡ cụ xách đồ hộ nhưng cụ lại nhìn tôi như sợ bị lấy cắp đồ khiến tôi rất sốc”, 9X kể lại.

Rồi hồi mới sang Áo, chị cảm thấy rất tủi thân, uất ức vì vốn tốt nghiệp đại học nhưng giờ qua đây lại phải làm những công việc chân tay. Hay nỗi nhớ nhà chồng chất, mỗi tháng chỉ có thể gọi điện về cho gia đình 1 lần…

Chị Liên và chồng là anh Phùng Quang Hiếu, hiện cả hai đang sinh sống ở Đức.

Chị Liên và chồng là anh Phùng Quang Hiếu, hiện cả hai đang sinh sống ở Đức. 

Chị kể hết câu chuyện của mình, đi du học khó khăn thế nào, vượt qua chông gai ra sao,… và đăng tải lên mạng xã hội. Những bài viết ấy được rất nhiều người đón đọc và gửi lời mời kết bạn với chị, trong đó có anh Phùng Quang Hiếu (quê quán Hà Nội, khi đó đang là du học sinh tại Đức, hiện làm kỹ sư và cũng là chồng chị).

Chia sẻ về câu chuyện tình yêu của mình, chị Liên Nguyễn cho biết gặp được chồng cũng là cái duyên cái số. Bởi thời điểm ấy, chị nhận được nhiều lời mời kết bạn gồm cả nam và nữ, nhưng chị chỉ chấp nhận kết bạn với nữ, còn nam thì gần như không ai hết. Run rủi thế nào chị lại bấm theo dõi anh Hiếu, nhưng chưa bao giờ nghĩ sẽ có ngày hai người nên duyên vợ chồng.

Cặp đôi sống chung với nhau từ năm 2020 nhưng tới giữa năm 2022 mới tổ chức đám cưới do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Cặp đôi sống chung với nhau từ năm 2020 nhưng tới giữa năm 2022 mới tổ chức đám cưới do ảnh hưởng của dịch Covid-19. 

Chị Liên Nguyễn nhớ lại: “Nghĩ lại mọi chuyện giống như cái duyên cái số vậy. Nói thật lúc biết anh ấy ở bên Đức tôi không thích lắm. Nhưng rồi anh ấy nhắn tin cho tôi trước. Hai bên nhắn qua nhắn lại mới phát hiện ra cả hai có nhiều điểm chung, càng nói chuyện với nhau càng cuốn”.

Cái duyên nữa là bình thường chị Liên về Việt Nam vào dịp Tết, còn anh Hiếu về vào dịp hè. Lịch của hai người như hai đường thẳng song song không bao giờ cắt, ấy vậy mà năm đó anh Hiếu lại bất ngờ về Việt Nam vào dịp Tết nên cả hai mới có buổi gặp gỡ đầu tiên. Từ đó, tình yêu giữa họ mới bắt đầu nảy nở và gắn kết đến tận bây giờ.

Vượt biên giới Áo – Đức để bên nhau, bí quyết giữ lửa hôn nhân của cặp vợ chồng Việt gói gọn trong 4 gạch đầu dòng - 5

Yêu xa giữa 2 đất nước Áo - Đức, cặp đôi ngồi xe buýt vượt 500 cây số mỗi tháng để gặp nhau

Sau kỳ nghỉ Tết, cả hai quay về Áo và Đức để tiếp tục chương trình học. Mỗi người một nơi. Cũng giống như những cặp đôi yêu xa khác, chị Liên và anh Hiếu cũng trải qua vô vàn khó khăn thử thách. Nhưng cũng vì vậy mà cả hai có thêm nhiều kỷ niệm qua những chuyến đi thăm nhau.

Chị kể, bên châu Âu có xe buýt đi giữa nước này với nước khác. Chị ở cách anh 500 cây số, cả hai lại muốn tiết kiệm tiền nên thường xuyên đi thăm nhau bằng xe buýt thay vì đi tàu hỏa, máy bay. Có lần chị còn đi xe buýt chuyến đêm để tiết kiệm thêm chút tiền vì giá vé rẻ hơn.

“Có một lần khi chuẩn bị từ Áo qua Đức thăm anh, vì vội quá tôi đã quên cầm theo hộ chiếu nên không được lên xe buýt chuyến đó được và phải bắt chuyến sau. Tới khi sang tới Đức thì đã hơn 3h sáng rồi. Dù ở xa nhưng mỗi tháng chúng tôi đều sắp xếp thời gian qua thăm nhau 1-2 lần”, chị Liên Nguyễn kể.

Vượt biên giới Áo – Đức để bên nhau, bí quyết giữ lửa hôn nhân của cặp vợ chồng Việt gói gọn trong 4 gạch đầu dòng - 6

Trong quá trình yêu xa, cặp đôi cũng xích mích nhiều nhưng cả hai đã thống nhất từ đầu là dù cho giận dỗi gì thì đều phải thẳng thắn chia sẻ ra để cả hai cùng hiểu. Nhờ đó, dần dần anh chị luôn thoải mái chia sẻ với nhau mọi điều nên ít có sự hiểu lầm hơn.

Cô nàng 9X cho biết thêm, chị yêu anh vì tính cách điềm đạm, chỉn chu và luôn nghĩ cho chị. Ngay từ khi mới yêu, anh chị đã nghiêm túc nghĩ tới việc kết hôn nên yêu xa được 6-7 tháng, khi tốt nghiệp đại học bên Áo, chị Liên đã chuyển qua Đức để đoàn tụ với anh Hiếu.

“Lúc đó anh vẫn đang học tiếp lên cao, còn tôi phân vân nên nhập học kỳ 2 hay tìm khóa học nào đấy để học tiếp nhưng sau đó tôi bắt đầu công việc kinh doanh online, gửi hàng về Việt Nam nhờ người nhà bán giúp. Khi anh Hiếu tốt nghiệp, anh có công việc chính thức, cả hai chuyển sang ngôi nhà rộng hơn, mọi thứ bắt đầu ổn định dần dần”, chị Liên kể.

Cặp đôi sống với nhau từ năm 2020, nhưng mãi tới tháng 7/2022 mới về Việt Nam tổ chức đám cưới do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Vượt biên giới Áo – Đức để bên nhau, bí quyết giữ lửa hôn nhân của cặp vợ chồng Việt gói gọn trong 4 gạch đầu dòng - 7

Bí quyết giữ lửa hôn nhân của cặp vợ chồng trẻ gói gọn trong 4 điều

Xung đột vợ chồng nhiều nhất là ở thời kỳ đầu kết hôn, vì khi mới chung sống với nhau cả hai có thể gặp bất đồng về thói quen sinh hoạt, cách kiếm tiền, chi tiêu quản lý tài chính, cũng như quan niệm sống, các vấn đề thường nhật. Vợ chồng chị Liên anh Hiếu cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.

Chị Liên chia sẻ: “Hồi mới ở chung chúng tôi có khá nhiều bất đồng vì lối sống hai đứa khác nhau rất nhiều. Xung đột vụn vặt từ những thói quen sinh hoạt, ăn uống cũng thường xuyên xảy ra. Tôi nghĩ cặp vợ chồng nào mới ở chung với nhau chắc cũng gặp vấn đề giống như chúng tôi”.

Vượt biên giới Áo – Đức để bên nhau, bí quyết giữ lửa hôn nhân của cặp vợ chồng Việt gói gọn trong 4 gạch đầu dòng - 8

Để tránh xung đột nghiêm trọng và giữ lửa hôn nhân thì nhiệm vụ của cả hai rất quan trọng. Bí quyết của chị Liên và anh Hiếu được gói gọn trong 4 gạch đầu dòng:

- Một là hai vợ chồng phải hạ thấp cái tôi cá nhân của mình xuống một chút, lúc đó tự nhiên mọi chuyện sẽ nhẹ nhàng và đơn giản hơn, không khí gia đình sẽ luôn êm ấm, vui vẻ và hạnh phúc. 

- Hai là, sự chia sẻ và thẳng thắn chính là yếu tố giúp tình cảm vợ chồng bền chặt. Sau mỗi lần cãi nhau, chúng tôi đều ngồi lại để nhìn nhận lại vấn đề và bản thân từng người. Thường thì chúng tôi sẽ giải quyết luôn xung đột trong ngày, và hầu như không để sang tới ngày hôm sau. Với tôi, mọi vấn đề tôi đều thoải mái chia sẻ lại để chồng hiểu, dần dần cả hai sẽ hiểu tâm tư, thói quen cũng như sở thích của đối phương, từ đó sẽ thông cảm cho nhau nhiều hơn. 

Vượt biên giới Áo – Đức để bên nhau, bí quyết giữ lửa hôn nhân của cặp vợ chồng Việt gói gọn trong 4 gạch đầu dòng - 9

- Ba là khi gặp vấn đề bất kỳ nào đó, nên đặt mình vào vị trí đối phương để suy nghĩ, từ đó sẽ có cách xử lý những khúc mắc một cách êm đẹp nhất.

- Bốn là có những vấn đề không thể nói với chồng, có thể nhờ bố mẹ chồng. Thực ra rất may là tôi có bố mẹ chồng khá tâm lý, bố mẹ giúp đỡ chúng tôi rất nhiều cả về thể chất lẫn tinh thần. Thường bố mẹ chồng sẽ động viên hoặc chia sẻ kinh nghiệm nếu như chúng tôi xích mích hoặc gặp khó khăn. Mẹ chồng luôn luôn là người đứng ở giữa, không bao giờ nói con trai của mẹ là mẹ bênh, con dâu phải thế này thế kia, nên tôi cảm thấy như có một người để trút được nỗi lòng ra, từ đó đón nhận mọi chuyện cũng dễ dàng hơn.

Hiện tại vợ chồng chị Liên đang rất mong chờ có em bé để ổn định cuộc sống. Anh chị vẫn đang sinh sống và làm việc tại Đức, nhưng trong tương lai vẫn chưa biết có định cư ở bên đó hay về Việt Nam. 

Ốm nằm viện chồng cũ đến thăm, mở giỏ hoa quả anh mang tới tôi chợt tỉnh ngộ
Ly hôn hơn một năm, tôi có bạn trai mới nhưng những ngày ngọt ngào đó chưa kéo dài được bao lâu thì tôi bị bệnh.

Tâm sự

Theo Cẩm Tú
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bí quyết giữ gìn hạnh phúc gia đình