Sau khi ly hôn, một mình người vợ tần tảo nuôi con, người chồng chưa bao giờ ngó ngàng tới, nhưng bây giờ khi về già ông lại quay về đòi một thứ.
Sau khi ly hôn, có cặp đôi vẫn là bạn, nhưng có đôi lại coi nhau như kẻ thù. Ông Mao và bà Lưu (sống ở Trung Quốc) đã ly hôn cách đây nhiều năm, nhưng bây giờ khi vừa gặp lại, giữa họ lại ngập “mùi thuốc súng”.
Hóa ra trước đây ông Mao và bà Lưu từng có một cuộc sống hôn nhân tốt đẹp, cả hai có với nhau 2 cô con gái đáng yêu. Vì miếng cơm manh áo, ông Mao phải đi làm ăn xa, hàng tháng đều gửi tiền về cho vợ.
Sau nhiều năm làm lụng vất vả, chắt chiu dành dụm, cả hai mua được một căn nhà. Nhưng ngày đó vì đi làm ăn xa, ông Mao không thể về được nên người vợ đã đứng tên một mình trên giấy tờ nhà đất.
Sau này khi ông Mao quay về, tình cảm vợ chồng lại dần phai nhạt nên cả hai ký vào đơn thuận tình ly hôn. Hai vợ chồng ông cũng tự nguyện từ bỏ quyền sở hữu căn nhà và tặng cho con gái lớn.
Ông Mao quay về đòi nhà của vợ cũ và con gái.
Sau khi ly hôn, một mình bà Lưu tần tảo nuôi con, ông Mao chưa bao giờ ngó ngàng tới. Thế nhưng bây giờ khi đã 70 tuổi, tuổi già sức yếu ông lại quay về đòi con gái phụng dưỡng.
Dù suốt thời gian qua ông Mao chưa làm tròn trách nhiệm của một người bố, nhưng con gái lớn của ông vẫn tha thứ, đồng ý gửi cho ông mỗi tháng 300 tệ (khoảng 1 triệu đồng). Song, ông Mao lại chê số tiền đó quá ít, căn bản không đủ để ông duy trì cuộc sống. Ông muốn lấy căn nhà đã cho con gái để cho thuê lại, thu tiền thuê nhà để an hưởng tuổi già.
Song, sự thật không phải như vậy. Bà Lưu cho biết, chồng cũ của bà trọng nam khinh nữ, khi bà sinh được 2 cô con gái, ông đã ngoại tình và có tới 2 người con trai riêng bên ngoài. Chính vì lý do đó mà cả hai đã ly hôn, chứ không phải vì tình cảm vợ chồng phai nhạt.
Khi ông bỏ vợ con đi theo nhân tình và con riêng, con gái út mới 8 tuổi. Suốt thời gian qua ông không gửi một đồng chu cấp cho mẹ con họ, cũng không thèm hỏi thăm lấy nửa lời nên bây giờ bà không thể chấp nhận được việc chồng cũ đến đòi lại nhà. Hơn nữa, ngôi nhà đó cũng có sự đóng góp của bà chứ không phải chỉ riêng mỗi tiền của ông Mao.
Bà Lưu và con gái út.
Qua điều tra, ông Mao không phải sống quá nghèo khổ tới mức không có tiền trang trải cuộc sống. Thực ra ông đang sống tại một căn nhà nhỏ 2 tầng thiết kế theo kiểu phương Tây, nội thất bên trong nhà rất sang trọng.
Sở dĩ ông quay về đòi căn nhà cũ là vì ông muốn chuyển nhượng căn nhà ấy cho con trai riêng thay vì con gái với cũ. “Con gái sớm muộn gì cũng gả đi. Con gái đi lấy chồng khác gì bát nước hắt đi không lấy lại được. Tài sản đó chi bằng để ông giao cho hai đứa con trai nắm giữ”, ông Mao nói.
Việc này khiến bà Lưu và hai cô con gái rất tức tối, lạnh lòng, không thể ngờ sau bao nhiêu năm ông vẫn trọng nam khinh nữ, gia trưởng như vậy.
Bà Lưu đập bàn nhất tuyên bố nhất quyết không đưa nhà cho ông Mao. Sau nhiều lần đấu tranh không thành, cuối cùng ông Mao yêu cầu hai con gái đưa cho ông mỗi tháng 1.000 tệ (hơn 3,3 triệu đồng) và chịu các chi phí y tế của ông trong tương lai.
Con gái lớn của ông Mao.
Không muốn tiếp tục bị làm phiền vì chuyện này, cô con gái lớn đồng ý sẽ cho bố một mảnh đất nhỏ và gửi cho ông mỗi tháng 1.000 tệ. Con gái út cũng đồng ý, nhưng muốn giảm từ 1.000 tệ xuống còn 800 tệ (khoảng 2,6 triệu đồng). Ông Mao đồng ý nên hai bên cuối cùng cũng đạt được thỏa thuận.
Câu chuyện nhanh chóng gây ra làn sóng tranh cãi trên mạng xã hội, đa số mọi người đều bất bình với hành động của ông Mao. Một số người bình luận: “Người đàn ông đó thật trơ trẽn, bỏ vợ bỏ con đi lấy người khác rồi khi về nhà đòi các con gái phụng dưỡng, đã vậy còn đòi lại nhà để cho con trai riêng của mình”, “Ông ta không xứng làm bố. Con nào mà chẳng là con, sao ông ta có thể phũ phàng, phân biệt đối xử như vậy chứ?”, “Hai người con gái quá tử tế”, "Tại sao ông ấy không bảo hai người con trai riêng lo cho, giờ lại quay về đòi con gái phải có trách nhiệm với mình khi về già?",...
Còn bạn, nếu là hai cô con gái của ông Mao hoặc bà Lưu, bạn sẽ xử trí thế nào? Có gửi tiền chu cấp hàng tháng cho người chồng, người bố bội bạc không?