Con dâu nói đúng 1 từ mà mẹ chồng tát thẳng tay để rồi ân hận tột cùng khi biết sự thật

Phương Huệ - Ngày 17/05/2023 18:30 PM (GMT+7)

Thì ra anh trai tôi chiều vợ là có lý do. Và tôi đã hiểu sai về chị.

Anh trai tôi lấy vợ bằng tuổi. Chị dâu là một cô gái cá tính, thường xuyên thể hiện những quan điểm về nữ quyền, về các vấn đề xã hội trên mạng xã hội. Trong khi đó anh tôi lại thuộc diện đẹp trai, hiền lành và chăm chỉ. Gia đình tôi ban đầu không đồng ý chuyện kết hôn của anh chị bởi vì gia cảnh nhà chị bất ổn. Bố chị nát rượu và từng có tiền án trộm cướp, mẹ chị thì làm nông ở nhà nhưng vẫn phải thường xuyên trả nợ cho chồng. Gánh nặng gia đình dồn lên vai chị dâu tôi, ngay cả khi lấy chồng rồi vẫn phải lo lắng tiền bạc cho nhà đẻ.

Gia đình tôi cũng thuộc hàng khá giả, bố mẹ đều làm viên chức. Anh trai tôi tốt nghiệp trường đại học danh tiếng sau đó tự mở công ty. Cả hai vợ chồng anh chị đều làm ngoài Hà Nội, mua chung cư riêng. 

Thi thoảng tôi vẫn “khịa”: “Đúng là đội vợ lên đầu trường sinh bất tử anh nhỉ”. (Ảnh minh họa)

Thi thoảng tôi vẫn “khịa”: “Đúng là đội vợ lên đầu trường sinh bất tử anh nhỉ”. (Ảnh minh họa)

Anh chị đã lấy nhau hai năm, chưa có con. Năm nay tôi vào Đại học nên lên ở nhờ nhà anh chị. Sống chung với anh chị tôi nhận ra anh trai mình thuộc dạng vô cùng chiều chuộng vợ đến mức “đội lên đầu”. Việc dọn dẹp nhà cửa, bếp núc, giặt giũ anh đều làm hết cả. Còn lại nếu anh không làm thì sẽ sai con em gái là tôi. Người anh trai suốt ngày chỉ tay năm ngón mỗi khi về quê trước đây giờ lại cun cút ngâm chân cho vợ, thấy vợ về thì mát-xa mát gần. Nhìn hoài tôi cũng hơi chướng mắt.

Thi thoảng tôi vẫn “khịa”: “Đúng là đội vợ lên đầu trường sinh bất tử anh nhỉ”. Anh tôi thì hay gạt đi: “Mày thì biết cái gì”. 

Tôi dĩ nhiên thất vọng nhiều về anh trai mình nên thường xuyên mách với mẹ. Mỗi lần thế, bà đều sôi máu mà gọi lên ngay để chấn chỉnh con trai. Đường đường là đàn ông có thương vợ thì cũng không để vợ “đàn áp” như thế. 

Tôi với chị dâu chẳng thân thiết nhưng cũng chẳng cãi cọ bao giờ. Cơ bản là phòng ai nấy ở, chỉ gặp khi ăn cơm chung, chị tôi lúc nào cũng kè kè điện thoại bên cạnh, về nhà là ở lì trong phòng làm việc. Việc này mẹ tôi cũng không hài lòng, bởi vì đã nhiều lần giục anh chị sinh con nhưng lúc nào cũng chỉ công việc.

Đỉnh điểm của câu chuyện là một chuyến về quê của anh chị. Hôm ấy là giỗ ông nội nên nhà tôi làm 10 mâm. Tôi thì đã về quê từ trước. Trong khi cả nhà bận túi bụi từ 4-5 giờ sáng thì tận 10 giờ trưa anh chị tôi mới mò về. 

Chuyện này vốn chẳng xa lạ gì, bởi hầu như suốt mấy năm qua lần nào về quê anh chị cũng thế. Anh thì bảo bận việc công ty, còn tôi chỉ biết cười khẩy và chắc mẩm do bà chị dâu. Chứ anh trai tôi rảnh rỗi như người thất nghiệp.

Tôi vốn đã không ưa rồi nên hôm giỗ đó cũng đổ thêm chút dầu. Họ hàng chẳng ai thân thiết, gần gũi với chị, nên lại càng khắt khe, chê trách. 

Nhưng chị dường như chẳng quan tâm việc mọi người nói gì. Chị biếu quà cáp xong thì xin phép lên thẳng phòng với lý do: “Con xin phép con nghỉ ngơi một chút, đi đường xa con thấy hơi mệt”.

Đến 11 hơn, mọi người gọi xuống ăn thì chị mới xuống ăn được một chút rồi xin lên phòng ngay. Bố mẹ tôi vô cùng ngại với họ hàng nhưng không nói gì lúc ấy. Mẹ tôi chỉ nháy khéo anh trai tôi gọi chị vào phòng riêng.

Lần đầu tiên tôi thấy mẹ tôi gay gắt đến thế, mắng chị về việc lười làm, không coi nhà chồng ra gì. Những câu chữ như dao cứa khiến tôi còn thấy sợ. Mẹ còn nói chị là không biết điều, sống vô phép, không được giáo dục... 

Chị khóc, mẹ tôi càng bực, thêm lời: “Ấm ức lắm hay sao mà khóc”. Chị vẫn nấc lên mà không nói thành lời, chỉ đảo mắt tìm kiếm sự cầu cứu từ anh trai. Nhưng anh im bặt. Chị nhìn anh bất ngờ lên tiếng trách: “Hèn”. Mẹ tôi sốc, giơ tay tát chị một cái thật đau.

Chị ôm mặt khóc, rồi thu dọn đồ và bỏ lên Hà Nội ngay lúc đó. Anh trai tôi thì đuổi theo chị nhưng không giải thích gì thêm. Bố mẹ tôi thì giận lắm, còn định từ mặt ông con trai nhu nhược, bám váy vợ.

Chị khóc, mẹ tôi càng bực, thêm lời: “Ấm ức lắm hay sao mà khóc”. (Ảnh minh họa)

Chị khóc, mẹ tôi càng bực, thêm lời: “Ấm ức lắm hay sao mà khóc”. (Ảnh minh họa)

Thế nhưng, 2 hôm sau anh gọi về nhà và khóc nấc lên. Anh nói chị bị sảy thai. Thì ra, chị dâu có thai được 2 tháng, nhưng do stress quá mức nên thai khá yếu. Đám giỗ ông nội chị vốn đã không định về, nhưng bố mẹ tôi gây sức ép quá chị đành cố. Anh chị chưa muốn chia sẻ ngay vì mọi người nói mới có nên giữ miệng.

Và việc chị phải lao vào làm mỗi ngày là để trả nợ thay cho anh tôi. Anh mang tiếng lập công ty nhưng vỡ nợ, mua nhà mua xe cũng đều tiền chị kiếm được. Mẹ tôi gần như điếng người, dằn vặt rất nhiều. Hóa ra bấy lâu nay chị dâu vất vả để trả nợ cho chồng. Tôi áy náy vô cùng, khi chính mình cũng là người khiến mẹ thêm ghét chị, khiến họ hàng chê trách chị. Chị bị sảy thai tôi cũng có một phần trách nhiệm.

Stress có gây sảy thai?

Đối với phụ nữ mang thai dễ bị stress hơn so với không mang thai. Có nhiều biểu hiện khác nhau như: buồn phiền, mất ngủ, chán ăn, không muốn giao tiếp, .. Có rất nhiều phản ứng phụ tiêu cực của stress trong quá trình mang thai.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng stress có thể gây sẩy thai vì nó kích thích cơ thể tiết ra một loại hormone trong máu làm tăng nguy cơ sảy thai. Hơn thế nữa, tâm trạng của bà mẹ không tốt khi mang thai còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé sau này.

Con dâu nói đúng 1 từ mà mẹ chồng tát thẳng tay để rồi ân hận tột cùng khi biết sự thật - 3

Ngày anh trai nằm liệt, cả nhà tôi thử lòng chị dâu rồi lặng người trước thái độ của chị ấy
Tròn 5 năm sau ngày chị cưới, lần đầu tiên bố mẹ tôi mở lòng coi chị như con dâu và ngỏ ý muốn đón cả nhà chị về nhà sống chung để đỡ đần.

Tâm sự bà bầu

Theo Phương Huệ
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tâm sự bà bầu