Tuy khôn nhưng với bản tính hoang dã nên phải tập khá lâu thì những con chó Phú Quốc này mới không chụp bắt các vật nuôi khác của gia đình như gà, vịt.
Là người yêu động vật, đặc biệt là chó cho nên sau khi tìm hiểu và biết được sự quý giá của giống chó ở đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), ông Nguyễn Đức Thuận (42 tuổi, ở TP.Quảng Ngãi) đã quyết định đưa con vật này về nuôi ở Quảng Ngãi.
Chó Phú Quốc của anh Thuận đang rình bắt cá dưới hồ nuôi
Theo đó vào năm 2010, ông Thuận đã lặn lội về tận Phú Quốc để mua cặp chó con giống với giá 16 triệu đồng và mang về TP.Quảng Ngãi. Tuy nhiên do đặc tính vốn quen sống với khí hậu và vùng cát biển, cho nên cặp chó đã bị chết. Không nản lòng và với quyết tâm thuần hóa giống chó này ngay trên vùng đất được ví "mùa nắng thì nóng như đổ lửa, còn mùa đông mưa đến thối cả đất trời", ông Thuận tiếp tục đặt mua một cặp con giống khác.
Đầu nhỏ, cổ dài, mõm dài, tai dài, mỏng...là những đặc trưng của giống chó này
Nhưng cũng như lần nuôi trước đó, việc thuần hóa đã bị thất bại. Cứ thế mãi đến năm 2013, không chỉ nuôi thành công mà cặp chó quý Phú Quốc của ông Thuận còn sinh được nhiều lứa.
Ông Thuận tâm sự: "Tuy khôn nhưng với bản tính hoang dã, nên phải tập khá lâu thì số chó nuôi mới không chụp bắt các vật nuôi khác của gia đình như gà, vịt..."
Theo ông Thuận thì khó khăn nhất trong việc đưa về thuần dưỡng chó Phú Quốc là làm sao tập cho nó quen dần với điều kiện nắng nóng và môi trường thiếu cát. Còn thức ăn của loài chó này cũng bình thường như đồng loại của nó.
Dù tốn số tiền ước trên 100 triệu đồng trong việc đưa giống chó này về thuần chủng và nuôi sống, đẻ con tại TP.Quảng Ngãi, thế nhưng số chó con được sinh ra, ông Thuận lại mang biếu cho người thân và bạn bè. Hiện ông chỉ giữ lại nuôi 1 con cái và 2 con chó con, với trọng lượng ước khoảng 30 kg/con. 3 con chó này được ông Thuận đưa lên trông giữ tại trang trại nuôi gà thả vườn của mình ở tại thôn Phú Thuận Tây, xã Nghĩa Thuận, huyện Tư Nghĩa.
Qua tìm hiểu thì chó Phú Quốc thuần chủng có vòng xoáy trên lưng với bốn màu cơ bản: đốm, đen, vàng và vện (sọc); tuy nhiên ngày nay màu lông đã có nhiều sự lai tạp.
Chó Phú Quốc trưởng thành nặng khoảng 20–25 kg, có hình dáng đầu nhỏ, cổ dài, mõm dài, tai dài, mỏng và có những chấm trên lưỡi.
Nhờ được huấn luyện từ nhỏ, nên thay vì chụp, cắn... chó Phú Quốc sống hòa bình với các vật nuôi khác
Chó Phú Quốc biết đào hang để đẻ và có biệt tài săn thú, bơi dưới nước giỏi như rái cá nhờ chân có màng như chân vịt và bộ lông mượt nên khi bị ướt loài vật này chỉ cần lắc mình vài lượt là nước sẽ bắn đi và khô.
Hiện chưa được đưa vào Sách đỏ Việt Nam, nhưng chó Phú Quốc là một trong 60 giống vật nuôi nội địa nằm trong Đề án Bảo tồn quỹ gen vật nuôi quốc gia...
Một số hình ảnh mà phóng viên báo điện tử Dân Việt ghi lại về 3 chú chó quý Phú Quốc được thuần hóa và nuôi chung với gà ở Quảng Ngãi này:
Chó Phú Quốc thuần chủng có vòng xoáy trên lưng, với bốn màu cơ bản: đốm, đen, vàng và vện (sọc)
3 con chó Phú Quốc đã thuần chủng được anh Thuận đưa về nuôi tại trang trại ở thôn Phú Thuận Tây.
Cuộc đời cô đơn của chú cá voi bi kịch nhất thế giới Những siêu sao giảm cân trong thế giới chó mèo Bộ ảnh nàng chó mang bầu Hot nhất mạng xã hội |