Theo Phó chủ nhiệm CLB Những người nuôi chó H’mông cộc đuôi Hà Nội, khi bị chó tấn công cần phải tự vệ bản thân, không để chó “cắn, cào” vào những chỗ nguy hiểm, nhất là động mạch cổ.
Vừa qua, một đoạn clip ghi lại cảnh 4 con chó dữ tấn công một thanh niên được chia sẻ khắp các diễn đàn mạng đã thu hút sự chú ý của đông đảo cư dân mạng. Theo đó, 4 con chó hung hãn “điên cuồng” lao vào cắn xé mặc sức chống cự yếu ớt của chàng thanh niên.
Sự việc trên được diễn ra tại phường Phúc Xá, quận Ba Đình, Hà Nội. Người bị thương là anh Duy- chủ của 4 con chó và hiện đang nằm viện vì vết thương do chúng tấn công. Trước khi lao vào cắn chủ, đàn chó đã tấn công người hàng xóm - bà Nguyễn Thị Lợi khiến bà bị trẹo xương cột sống và ngất xỉu.
Bốn con chó "Tây" xông vào cắn chủ (Ảnh cắt từ clip trên mạng xã hội)
Clip đàn chó dữ quay lại cắn chủ đứt gân tay
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với anh Khoa (Phó chủ nhiệm CLB Những người nuôi chó H’mông cộc đuôi Hà Nội) và bác sĩ Lâm (bác sĩ thú ý) có kinh nghiệm trong việc nuôi, chăm sóc và chữa bệnh cho các loài chó để tìm hiểu về nguyên nhân và cách phòng vệ khi bị chó tấn công.
“Tôi dự liệu 2 trường hợp xảy ra”
Nhận định về tình huống trên, bác sĩ Lâm cho biết: “Tôi dự liệu có 2 trường hợp xảy ra trong sự việc này. Hoặc, chàng thanh niên đó không phải là chủ của đàn chó. Bởi, nếu là chủ sẽ không hề nhút nhát, chịu trận trước hành động của chúng. Hoặc, chàng thanh niên mới mua về khi nó đã lớn, chưa hiểu và nhận ra hết bản chất của nó,…”
Bác sĩ Lâm cho biết thêm, chàng thanh niên bị chó tấn công có thể đã có hành động nào đó “gây sự” với đàn chó. Vì vậy, khi chưa quen mặt chủ nên chúng tấn công theo bản tính dữ dằn.
“Người chủ nuôi chó luôn phải tỏ ra là người nghiêm khắc, dứt khoát và có biện pháp mạnh khi thú nuôi có những hành động kì lạ như tấn công hoặc định phản chủ”, bác sĩ Lâm chỉ rõ cách hạn chế tình huống phản chủ của chó dữ.
Anh Khoa, Phó chủ nhiệm CLB Những người nuôi chó H’mông cộc đuôi Hà Nội lại cho rằng, đàn chó cắn chủ trên có thể có vấn đề về thần kinh. Bởi, chó được nuôi ở phố, trong chuồng khác với chó nuôi được thả rông. Vì vậy, khi được cho ra ngoài, hệ thần kinh của chúng sẽ thay đổi và tác động tới hành động khiến chúng tấn công con người.
Chàng thanh nhiên bị chó tấn công có thể đã có hành động nào đó “gây sự” với đàn chó
Tự vệ trước sự tấn công của loài chó
Theo anh Khoa, tùy từng tình huống và khả năng của từng người mà có cách tự vệ riêng khi bị chó dữ tấn công. Tốt nhất, người bị tấn công cần thoát khỏi càng nhanh càng tốt, cố gắng không để tấn công vào chỗ nguy hiểm, đặc biệt là động mạch cổ, mặt và ngực. Vì, đây là những nơi các loài chó dữ sẽ nhắm đến theo bản năng sẵn có.
Trong tình thế không thể chống đỡ được việc bị cắn, nơi an toàn nhất sẽ là cẳng tay và cẳng chân. Vì vậy, hãy để chó cắn vào những bộ phận đó. Tuy nhiên, cần phải nắm chặt tay để ngón tay không bị cắn nát. Tuyệt đối, không để chó cắn vào đùi, do ở đó có nhiều động mạch chủ có thể khiến mất nhiều máu và dẫn đến tử vong.
Sau khi thoát khỏi cuộc chiến ngang sức đó, người bị thương phải băng bó cẩn thận và tới các cơ sở y tế để khám và tiêm phòng dại.
5 mẹo đề phòng trộm vào nhà khi đi vắng nhà lâu ngày Lưu ý sử dụng máy giặt tránh nguy hiểm tính mạng của bé |