Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc thay đất, bạn hãy trộn 3 thứ này vào đất, như vậy đất cũ sẽ trở thành đất mới, trồng hoa nào cũng tươi tốt.
Ngày càng nhiều người thích trồng hoa, cây cảnh trong nhà để trang trí nhà cửa cũng như thanh lọc không khí, nuôi dưỡng tinh thần. Nhưng nhiều người khi trồng hoa mới phát hiện ra, việc bảo dưỡng hoa và cây cảnh không hề đơn giản, không chỉ cần nắm vững thói quen sinh trưởng của hoa và cây mà còn cần tốn rất nhiều thời gian và sức lực.
Ngoài ra khi trồng hoa, bạn cần thay đất cho cây hàng năm để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Tuy nhiên việc thay đất rất phiền phức, nhiều người cũng không nắm rõ việc này. Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc thay đất, bạn hãy trộn 3 thứ này vào đất, như vậy đất cũ sẽ trở thành đất mới, trồng hoa nào cũng tươi tốt.
1. Phân trùn quế
Phân trùn quế là loại phân do gin đất thải ra, chứa rất nhiều nguyên tố vi lượng, đạm, lân và kali – những chất rất cần thiết cho sự phát triển của cây trồng. Nếu đất trồng được trộn với phân trùn quế, loại hoa, cây cảnh nào cũng sẽ phát triển tốt, lá xanh như bôi mỡ.
Ngoài ra, phân trùn quế là chất rắn dạng hạt, trộn vào đất cũng có thể làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, khả năng thoát nước của đất tốt hơn, từ đó tránh tình trạng úng nước.
2. Tro thực vật
Tro thực vật là thứ còn sót lại sau khi đốt rơm rạ, lá cây,… Thứ này chứa một lượng lớn nguyên tố phốt pho và kali, cùng nhiều chất dinh dưỡng khác cần thiết cho cây trồng. Trộn tro thực vật với đất trồng có thể làm mới đất, giúp đất không bị nén chặt, kích thích cây ra hoa, đậu quả.
Ngoài ra, bạn có thể hòa tro thực vật với nước, để yên cho tro lắng xuống rồi lấy phần nước phía trên để tưới hoa, tác dụng mang lại cũng tương tự. Lưu ý, tro thực vật có tính kiềm, nên những loại hoa và cây cảnh ưa môi trường axit thì bạn không nên dùng tro thực vật để trộn với đất trồng, nếu không cây sẽ bị vàng lá, còi cọc.
3. Vỏ đậu phộng
Bạn có thể nghiền nhỏ vỏ đậu phộng rồi trộn với đất để trồng hoa. Cách này giúp đất tơi xốp hơn, ngăn tình trạng đất bị nén chặt, tăng độ thoáng khí cho đất trồng, từ đó chống ngập úng, thối rễ.
Không chỉ vậy, sau khi vỏ đậu phộng phân hủy, nó sẽ trở thành một loại phân bón rất tốt cho cây trồng, giúp cây phát triển tươi tốt.