Không muốn tự rước bệnh vào người thì đừng quên 6 điều này khi dùng nhà vệ sinh công cộng

Ngày 27/04/2018 14:14 PM (GMT+7)

Một ngày, có đến hàng trăm người cùng sử dụng một nhà vệ sinh công cộng, nên đây chính là "cái ổ" của vi khuẩn gây bệnh mà bạn cần hết sức cẩn thận.

Nhà vệ sinh công cộng là nơi được mọi người sử dụng thường xuyên, hàng ngày khi đi làm, đi học ở trường hoặc ra ngoài chơi, đến các nhà hàng,... Vì có quá nhiều người cùng sử dụng, nên không thể đảm bảo rằng nhà vệ sinh công cộng luôn "sạch sẽ" như ở nhà.
Nếu không muốn rước thêm bệnh vào người do vi khuẩn, bạn hãy chú ý những điều sau.

1. Đừng đặt đồ dùng cá nhân lên sàn

Dù sàn nhà vệ sinh công cộng có sáng bóng và thơm tho đến mấy thì bạn cũng đừng bao giờ đặt túi xách, balo hay mũ, nón,... lên trên đó, bởi các loại vi khuẩn từ đế giày, dép của những người dùng khác, hoặc có thể từ giày của chính bạn, sẽ dính vào đồ dùng, rồi dính lên tay nếu bạn cầm đồ đó.

Không muốn tự rước bệnh vào người thì đừng quên 6 điều này khi dùng nhà vệ sinh công cộng - 1

Tất nhiên là bạn biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu các loại vi khuẩn có hại dính ra tay, rồi sau đó tay bạn lại cầm vào đồ ăn rồi đấy!

Vậy thì đồ dùng cá nhân nên để ở đâu? Tốt nhất, bạn hãy để gọn lại rồi treo chúng lên chiếc móc được gắn phía trên cửa nhà vệ sinh, chiếc móc này hầu như nhà vệ sinh nào cũng lắp. Trong trường hợp không có, bạn có thể đặt chúng lên phía trên bình nước của bồn cầu. 

2. Lót giấy vào bề mặt bồn cầu chẳng có tác dụng gì

Nhiều người vì sợ bẩn do bồn cầu công cộng đã "qua mông" hàng trăm người nên đã lót giấy có sẵn trong đó để ngồi lên. Tuy nhiên, điều này chẳng hề có tác dụng "chống bẩn" như người ta thường nghĩ, thậm chí còn... bẩn hơn.

Không muốn tự rước bệnh vào người thì đừng quên 6 điều này khi dùng nhà vệ sinh công cộng - 2

Thứ nhất, chiếc nắp để bạn ngồi lên khi đi vệ sinh thực chất đã được thiết kế thông minh với bề mặt nhẵn và chất liệu tốt để chống việc vi khuẩn lan rộng.

Thứ hai, theo ông Raymond Martin, giám đốc của Hiệp hội vệ sinh Anh, việc lót giấy vệ sinh sẽ càng làm tăng diện tích bề mặt cho vi khuẩn, vi trùng nhân lên. Không chỉ vậy, giấy vệ sinh để gần bồn cầu không những đã bị dính nhiều vi khuẩn từ bồn bắn lên, mà còn dễ thấm nước, ẩm ướt khi lót vào nắp ngồi, khiến vi khuẩn càng có điều kiện sinh sôi nảy nở. 

Không muốn tự rước bệnh vào người thì đừng quên 6 điều này khi dùng nhà vệ sinh công cộng - 3

Tiến sĩ, chuyên gia truyền nhiễm William Schaffner tại Đại học Vanderbilt cũng đồng ý với điều này và cho biết thêm: "Nắp ngồi trên bồn cầu không phải là phương tiện để truyền các tác nhân gây bệnh, không khiến vi khuẩn phát tán nên bạn có thể ngồi trên đó".

3. Đậy nắp bồn cầu trước khi xả nước

Hầu hết mọi người đều tiện tay xả nước ngay sau khi sử dụng. Thế nhưng, điều này khiến tất cả những loại hạt và mầm bệnh bị khuấy động bởi dòng nước xoáy, sẽ bắn lên không trung, bám vào quần áo, cơ thể đồ dùng của bạn.

Không muốn tự rước bệnh vào người thì đừng quên 6 điều này khi dùng nhà vệ sinh công cộng - 4

Hãy hạn chế vi khuẩn lây nhiễm thêm bằng cách đậy nắp bồn cầu xuống trước khi ấn nút xả nước.

4. Nên chọn buồng vệ sinh đầu tiên, gần cửa nhất

Trên thực tế, buồng vệ sinh đầu tiên, gần cửa nhất thường sạch hơn các buồng khác do có ít người dùng hơn. Nghe có vẻ buồn cười nhưng điều này đã được chuyên gia kiểm chứng. 

Không muốn tự rước bệnh vào người thì đừng quên 6 điều này khi dùng nhà vệ sinh công cộng - 5

Bác sĩ người Mỹ Mehmet Oz đã giải thích rằng, thường thì mọi người luôn tránh sử dụng buồng vệ sinh đầu tiên, hoặc "vô tư" đi thẳng qua nó trước rồi chọn lựa những buồng tiếp theo vì họ muốn riêng tư hơn 1 chút.

Thậm chí, nếu chỉ có 2 buồng trong một nhà vệ sinh công cộng thì phần lớn mọi người có xu hướng bỏ qua buồng đầu tiên và vào buồng thứ hai. Vì vậy khi đi vệ sinh nơi công cộng, hãy vào buồng vệ sinh đầu tiên.

5. Rửa tay thật kĩ sau khi đi vệ sinh

Mỗi khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng xong, bạn nên rửa tay lại thật sạch bằng xà phòng trong vòng 20 giây đến một phút để làm sạch vi khuẩn và chất bẩn dính ra tay. 

Hãy cố gắng không chạm tay vào mặt mình trước khi rửa và không chạm tay vào bất cứ vật nào trong nhà vệ sinh, kể cả tay nắm cửa sau khi rửa tay xong và bước ra ngoài. Nếu phải mở cửa, hãy lót giấy.

6. Đừng dùng máy sấy tay sau khi rửa tay

Một nghiên cứu mới đây của Nichole Ward, nhà khoa học nữ làm việc tại phòng thí nghiệm ở Carlsbad, California, Mỹ đã chỉ ra rằng, trong máy sấy tay có quá nhiều vi khuẩn, sau khi bạn sấy khô tay, những loại nấm và vi khuẩn độc hại dính vào tay sẽ có thể gây ra nhiều loại bệnh liên quan đến da liễu và hô hấp.

Không muốn tự rước bệnh vào người thì đừng quên 6 điều này khi dùng nhà vệ sinh công cộng - 6

Nichole đưa một chiếc đĩa Petri vô trùng vào máy sấy tay trong 3 phút và kết quả thu được quá kinh khủng: Các loại nấm và vi khuẩn đã phát triển mạnh mẽ.

"Các bạn không nên sử dụng máy sấy tay ở nhà vệ sinh công cộng nữa! Chỉ cần rửa tay bằng nước và xà phòng và để tay khô tự nhiên là được, hoặc có thể làm tay nhanh khô hơn bằng khăn giấy” - Nhà khoa học cho biết. 

Hoá ra cửa nhà vệ sinh công cộng luôn có khoảng hở vì những lý do bất ngờ này
Chắc chắn sẽ có những lý do bất ngờ mà bạn khó có thể tưởng tượng nổi.
Du Jin (Theo BS, Khou)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Phòng tắm - Nhà vệ sinh