Mách cách trồng rau súp lơ - "siêu thực phẩm" vừa ngon vừa bổ cho cả nhà

Ngày 18/01/2018 15:49 PM (GMT+7)

Súp lơ là một loại rau quen thuộc của người dân Việt Nam, tuy nhiên, ít người biết rằng nó là một trong những loại rau có giá trị dinh dưỡng rất cao, được coi là siêu thực phẩm đối với sức khỏe của con người.

Súp lơ (bông cải) từ lâu được coi là siêu thực phẩm đối với sức khỏe của con người. Đây là nguồn rau xanh rất giàu sắt, protein, canxi, crom, carbohydrate, vitamin A và vitamin C… Ngoài ra, nó còn có tác dụng chống ung thư, kiểm soát bệnh tiểu đường...

Mách cách trồng rau súp lơ - amp;#34;siêu thực phẩmamp;#34; vừa ngon vừa bổ cho cả nhà - 1

Súp lơ trắng và súp lơ xanh.

Đặc điểm của cây súp lơ

Súp lơ gồm 2 loại súp lơ trắng và súp lơ xanh. Súp lơ có phần lá rất phát triển, nhưng bộ rễ lại phát triển kém, thường ăn nông (ở lớp đất 10 – 15 cm) và ít lan rộng, vì thế tính chịu hạn, chịu nước kém.

Cây thân thảo, có thể sống 2 năm, ưa đất ẩm, nhiều mùn, yêu cầu về dinh dưỡng khá cao, thích ánh sáng nhẹ, chịu được lạnh; nhiệt độ thích hợp nhất cho sinh trưởng và phát triển là 15-18 độ C, từ 25 độ C trở lên cây mọc kém, chậm, mau hóa già, cho hoa bé và dễ nở. Tuy nhiên, ở giai đoạn đang ra hoa nếu gặp phải nhiệt độ dưới 10 độ C hoa cũng bị bé, phẩm chất kém.

Mách cách trồng rau súp lơ - amp;#34;siêu thực phẩmamp;#34; vừa ngon vừa bổ cho cả nhà - 2

Cây súp lơ (trắng).

Ở Việt Nam, các vùng trồng súp lơ phổ biến là miền có khí hậu lạnh như miền Bắc vào mùa Đông hay các vùng núi cao như Tây Nguyên, nhất là vùng Đà Lạt Lâm Đồng.

Công dụng của cây súp lơ

Súp lơ là lựa chọn thông minh cho các bà nội trợ nếu muốn tăng cường sức đề kháng cho các thành viên trong gia đình.

Mách cách trồng rau súp lơ - amp;#34;siêu thực phẩmamp;#34; vừa ngon vừa bổ cho cả nhà - 3

Súp lơ có chứa các thành phần như: Protein 3,5%; gluxit 4,9%; và nhiều khoáng chất, vitamin như: can-xi (26 mg%); phốtpho (51 mg%); sắt (1,4 mg%); natri (20 mg%); kali (349 mg%); betacaroten (40 mg%); vitamin B1 (0,11 mg%), vitamin C (70 mg%)… 

Súp lơ xanh thường giòn và dai hơn nên có cảm giác ngon hơn, cũng rất tốt cho sức khỏe, có tác dụng ngăn ngừa được nhiều căn bệnh như: Tim mạch, ung thư tuyến tiền liệt, bàng quang, viêm loét dạ dày... 

Mách cách trồng rau súp lơ - amp;#34;siêu thực phẩmamp;#34; vừa ngon vừa bổ cho cả nhà - 4

Bên cạnh đó, loại rau này còn một công dụng rất thần kỳ khác mà ít người biết đến, đó là hỗ trợ giảm cân.

Súp lơ chứa nhiều vitamin A và vitamin C hơn bất cứ loại rau quả nào khác. Bên cạnh đó, lượng vitamin C trong súp lơ nhiều gấp ba lần trong trái cam. Khi ăn súp lơ, bạn nhanh chóng có cảm giác no bụng và sự thèm ăn cũng vì thế bớt đi. Nhờ vậy, cơ thể sẽ không còn nhu cầu nạp quá nhiều thức ăn gây ra béo phì.

Cách trồng và chăm sóc cây súp lơ

1. Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và giống

Dụng cụ trồng

Bạn có thể tận dụng những dụng cụ có sẵn như khay, chậu, bao xi măng, thùng xốp hoặc mảnh đất trống ở nhà để trồng súp lơ. Lưu ý, những dụng cụ trồng phải đục lỗ dưới đáy để cây không bị úng nước.

Đất trồng

Mách cách trồng rau súp lơ - amp;#34;siêu thực phẩmamp;#34; vừa ngon vừa bổ cho cả nhà - 5

Súp lơ ưa đất thịt nhẹ, nhiều mùn, có độ pH 6,0. Bạn có thể mua sẵn hoặc trộn đất với vỏ trấu, xơ dừa, phân bò, phân gà, phân chim, vịt ngan ngỗng, phân cá, phân trùn quế…

Hạt giống

Hiện nay, trên thị trường có nhiều giống súp lơ. Tuy nhiên, phổ biến nhất là giống súp lơ đơn và súp lơ kép.

Súp lơ đơn: Dùng để trồng vụ sớm. Giống này lá nhỏ, dài, trên mặt phiến lá có lớp phấn trắng, mỏng, ngù hoa trắng, gạo nhỏ, mặt mịn, mỏng, ăn ngon, nặng từ 1-2.kg.

Súp lơ kép: Trồng vụ chính và muộn. Cây lùn, hoa to, nặng từ 1,5-3kg, màu trắng ngà (trắng sữa), lá mỏng và bầu, hơi nghiêng về một phía, nõn tía.

Ngoài ra còn giống súp lơ xanh của Nhật Bản. Loại súp lơ này cả cuống lẫn ngà hoa đều có màu xanh đậm như màu lá, gạo hoa nhỏ, mặt hoa thưa không mịn, nhưng ăn ngọt và ngon, chịu nhiệt tốt hơn loại súp lơ trắng.

2. Ngâm ủ, gieo hạt và cấy cây

Trước khi đem gieo, ngâm hạt vào nước nóng 50 độ C trong vòng 25-30 phút để diệt các nấm bệnh bám ở vỏ hạt giống, đồng thời tăng tỷ lệ mọc của hạt khi gieo. Lượng hạt gieo trên 1m2 khoảng 3,5-4g. Sau khi gieo hạt phải tưới giữ ẩm từ 65-70%. Chú ý che mưa nắng cho cây giống.

Sau khi gieo hạt khoảng 15-18 ngày thì tiến hành cấy cây con. Khoảng cách cây cách cách là 50cm, hàng cách hàng 60cm. Nên trồng súp lơ vào buổi chiều để cây không bị héo. Khi đã cấy xong toàn bộ súp lơ thì tiến hành tưới nước giữ ẩm.

3. Chăm sóc

Tưới nước mỗi ngày 2 lần vào buộỉ sớm và chiều mát bằng vòi phun nhẹ. Sau trồng 10-15 ngày thì xới sâu, xới rộng giúp đất tơi xốp, nhặt sạch cỏ dại.

Sau khi cấy cây được 15 ngày, tiến hành bón thúc đợt 1 cho cây bằng phân bò, phân trùn quế, phân gà, phân dê hoặc phân hữu cơ. Đợt 2 bón sau đợt 1 khoảng 10-12 ngày.

Đợt 3 bón khi cây đã chéo nõn (các lá nõn cụp lại).

Sau khi trồng được 45-60 ngày thấy có ngù hoa ở trong lá nõn thì phải che đậy ngay. Việc che đậy này phải làm cho tới khi thu hoạch. Khi hoa đã lớn thì ngắt bỏ các lá ngoài (lấy khoảng 1/3 phiến lá phần đầu lá) để đậy cho hoa, cứ thấy lá đậy hoa hơi héo là phải thay đổi lá đậy khác ngay để nước khỏi dột vào ngù làm thối rữa hoa.

4. Thu hoạch

Mách cách trồng rau súp lơ - amp;#34;siêu thực phẩmamp;#34; vừa ngon vừa bổ cho cả nhà - 6

Súp lơ có thể được chế biến thành nhiều món ngon.

Sau khi hoa xuất hiện 15-20 ngày thì thu hoạch là vừa. Cần thu hoạch đúng lúc mới đảm bảo được năng suất và phẩm chất của súp lơ.

Tiểu Ngạn (T/h)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Trồng rau sạch