Nước máy bạn đang sử dụng có mùi lạ hay đổi màu, đóng cặn. Hãy kiểm tra những dấu hiệu dưới đây để xác định mức độ ô nhiễm và biết cách khắc phục kịp thời.
I. Ô nhiễm nước rất nghiêm trọng cho sức khỏe
Theo các tổ chức y tế hàng đầu thế giới, có đến 80% nguyên nhân nhiễm bệnh ở các nước đang phát triển liên quan đến nguồn nước. Ngoài tác hại trực tiếp đến sức khỏe, nước bẩn còn giảm độ bền và tuổi thọ của các vật dụng trong gia đình.
Ngay cả với một liều lượng nhỏ của asen trong nước, khi sử dụng lâu ngày có thể gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm. Triệu chứng có thể bao gồm buồn nôn, mệt mỏi, giảm bạch cầu và hồng cầu. Nguồn nước ô nhiễm cũng gây ra các bệnh nguy hiểm như tả, lị, viêm gan A, bại liệt, bệnh da liễu, bệnh về mắt, các chứng ngộ độc do vi sinh vật, lao và các bệnh nan y chưa có thuốc chữa trị.
Do vậy, bạn cần chủ động kiểm tra nguồn nước để phòng tránh được các căn bệnh nguy hiểm.
II. Cách để bạn nhận biết nguồn nước nơi bạn sinh sống bị ô nhiễm
1. Nước máy bị nhiễm Clo, Amoni
Nước máy bị nhiễm Clo và Amoni có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, vì vậy việc nhận biết và xử lý kịp thời là rất quan trọng. Bạn có thể kiểm tra nước máy bị nhiễm Clo và Amoni qua các dấu hiệu như sau:
- Màu sắc của nước có thể trở nên trắng đục hoặc vàng nâu.
- Mùi của nước khó chịu và cực kỳ nồng nặc giống như thuốc tẩy hoặc mùi như nước ở bể bơi.
- Vị của nước có thể trở nên đắng hoặc hơi mặn.
2. Nước bị nhiễm Mangan
Nước máy bị nhiễm mangan có thể gây đau đầu, nôn mửa, chóng mặt và mệt mỏi. Để nhận biết nước máy bị nhiễm Mangan, bạn có thể quan sát những dấu hiệu sau:
- Màu sắc trở nên nâu hoặc hồng, nước có thể bị đục, bám cặn đen ở bồn cầu, bình nóng lạnh… hay các dụng cụ đun nước.
- Nước có mùi hoặc vị kim loại.
- Thức ăn nấu bằng nước nhiễm Mangan lâu chín hơn bình thường
3. Nước bị nhiễm phèn, sắt
Dấu hiệu nước bị nhiễm phèn và sắt như sau:
- Nước có màu nâu hoặc đỏ hoặc cặn nâu, đỏ trong nồi nước
- Nước có mùi, vị kim loại, rỉ sét hoặc vị đắng
- Vật dụng trong nhà có vết hoen ố, gỉ sét, mùi tanh, có váng, màu vàng đậm.
- Bạn có thể nấu chè khô hoặc mủ cây chuối với nước trong vài phút. Nếu nước chuyển sang màu tím chứng tỏ đã bị nhiễm bẩn.
4. Nguồn nước nhiễm canxi
Để nhận biết nước có bị nhiễm canxi hay không, bạn có thể dựa vào các dấu hiệu sau đây:
- Nước chứa nhiều canxi khi bay hơi sẽ để lại cặn trắng ở các bề mặt như bồn tắm, bồn rửa mặt, hoặc nồi đun nước.
- Nước nhiễm canxi tạo ra các vết ố vàng trên vật dụng như chảo, ly, cốc, ống dẫn nước, vòi sen,...
- Kiểm tra bột giặt: Bạn sẽ khó tạo ra bọt xà phòng.
5. Nước máy bị nhiễm Nitrit
Nitrit có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nên việc nhận biết chúng rất quan trọng. Dưới đây là một số dấu hiệu để nhận biết nước có bị nhiễm Nitrit:
- Nước có mùi khác thường, cực kỳ khó chịu và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
- Màu nước có thể nâu, xanh, đỏ hoặc khác thường so với màu nước bình thường.
- Nếu bạn luộc thịt mà khi chín vẫn có màu hồng đỏ thì nguồn nước máy đã bị nhiễm nitrit. Vì Nitrit có khả năng gây ức chế hồng cầu sẽ khiến cho thịt có màu hồng đỏ giống như chưa chín.
6. Nước bị nhiễm Asen
Nước nhiễm Asen là một vấn đề nghiêm, gây ra nhiều tác hại đến sức khỏe con người. Dưới đây là một số dấu hiệu để nhận biết nước có bị nhiễm Asen:
- Nước nhiễm Asen có thể có màu vàng hoặc nâu. Nước để trong bình lâu sẽ đục hoặc màu trắng sữa.
- Vị nước có thể có vị đắng hoặc kiệt.
- Nước có thể có mùi khó chịu hoặc khí hôi.
- Kiểm tra bột giặt: Bạn sẽ khó tạo ra bọt xà phòng.
III. Các biện pháp xử lý tạm thời nước bị nhiễm khuẩn
- Bạn nên đun sôi lại nước sau 24 giờ vì sau khoảng thời gian đó, nước sẽ không còn an toàn để sử dụng.
- Nếu bạn dùng nước mưa để sinh hoạt, hãy để nó lắng xuống và phơi dưới ánh nắng từ 1-2 ngày. Bạn cũng nên sử dụng than hoạt tính, lọc nước dạng phun mưa để đảm bảo nước sạch an toàn khi sử dụng.
- Trong bài viết đã chỉ cho bạn cách kiểm tra nước sinh hoạt bị nhiễm khuẩn. Nếu không chắc chắn, hãy tìm đến sự trợ giúp của các chuyên gia để giải quyết triệt để, đảm bảo sức khỏe cho bạn và cả gia đình.