Những điều bạn cần biết về cây sài đất và cách trồng cây sài đất

Nhật Linh - Ngày 14/08/2020 06:02 AM (GMT+7)

Cây sài đất là loại cây phổ biến được dùng làm thuốc Đông Y chữa bệnh, có tác dụng tiêu độc và hoạt huyết. Ngoài ra, người ta còn dùng cây sài đất để chữa các bệnh viêm bàng quang, viêm tuyến vú, lở loét ngoài da hoặc mụn nhọt.

Cây sài đất là loại cây phổ biến được dùng làm thuốc Đông Y chữa bệnh, có tác dụng tiêu độc và hoạt huyết. Ngoài ra, người ta còn dùng cây sài đất để chữa các bệnh viêm bàng quang, viêm tuyến vú, lở loét ngoài da hoặc mụn nhọt. Hãy cùng tham khảo những thông tin hữu ích về loại cây nhiều công dụng này trong bài viết ngay sau đây.

1. Những hiểu biết về cây sài đất

Những điều bạn cần biết về cây sài đất và cách trồng cây sài đất - 1

Hình ảnh cây sài đất

Cây sài đất còn có tên gọi là Cúc nháp hoặc Húng trám, là loại cây thuộc họ Cúc Asteraceae, với tên khoa học là Osbeck Merr. 

Người ta gọi sài đất là húng trám là bởi loại cây này khi nhai có vị như rau húng, có mùi giống quả trám.

Sài đất là loại cây thân thảo, có màu xanh và lá dính sát vào thân cây, mọc đối nhau. Mép lá cây sài đất có những răng cưa nhỏ và lông trên hai bề mặt. Cây sài đất là loại cây mọc bò trên mặt đất, thân mọc lan tới đâu, rễ cũng mọc tới đó để bám vào mặt đất.

Hoa của cây sài đất có màu vàng tươi, mọc thành cụm. Sài đất cũng là loại cây mọc hoang, trên ruộng, đường, các khu đất trống và xuất hiện nhiều nhất ở các tỉnh phía Bắc nước ta.

Tất cả các bộ phận trên cây sài đất đều có thể dùng làm thuốc tươi trực tiếp hoặc đem đi sao khô rồi sử dụng.

2. Tác dụng của cây sài đất

Sài đất trong Đông Y là loại thảo dược có vị ngọt, hơi chua và có tính mát. Thành phần của cây sài đất chứa rất nhiều chất tốt cho sức khoẻ như: Caroten, tanin, saponin, silic, pectin, lignin…

Ngoài ra, trong cây còn chứa khá nhiều tinh dầu, chất béo và muối vô cơ. Bên cạnh đó, cây còn chứa hợp chất mang tên saponin triterpen, giống với chất saponin ro có trong nhân sâm.

3. Cây sài đất có mấy loại?

Các đặc điểm khác nhau của cây sài đất đã chia nó ra làm 2 loại gồm: Cây sài đất hoa vàng và cây sài đất hoa trắng.

Chúng ta có thể bắt gặp cây sài đất hoa vàng trên đường vì nó có màu vàng khá bắt mắt, nên thường được sử dụng làm cây cảnh trang trí đường phố.

Còn cây sài đất hoa trắng lại hay được dùng chữa rôm sảy, bệnh ngoài da hoặc dùng thanh nhiệt cơ thể.

4. Cách nhận biết cây sài đất

Chúng ta cần phân biệt sài đất với những loại cây thuộc họ Cúc gần giống nó để có thể sử dụng hiệu quả. Có rất nhiều loại cây có hình dáng gần giống với cây sài đất gây nhầm lẫn.

Cây lỗ địa cúc

Những điều bạn cần biết về cây sài đất và cách trồng cây sài đất - 2

Cây lỗ địa cúc

Đây là một loại cây cũng thuộc họ Cúc, có tên khoa học gọi là Wedelia Prostrata. Hình dáng của cây khá giống sài đất nhưng có phần lá ngắn hơn với phần hoa mỏng và có màu nhạt hơn cây sài đất.

Cây sài đất giả

Đây là loại cây thân thảo, có tên khoa học gọi là Lippa Nodiflora. Cây có cành gần giống hình vuông, trên thân cây được phủ bằng một lớp lông mỏng. Chúng ta có thể phân biệt loại cây này với sài đất vì hoa của cây này có màu xanh nhạt và lá có nhiều răng cưa hơn.

5. Một số hình ảnh về cây sài đất

Những điều bạn cần biết về cây sài đất và cách trồng cây sài đất - 3

Những điều bạn cần biết về cây sài đất và cách trồng cây sài đất - 4

Những điều bạn cần biết về cây sài đất và cách trồng cây sài đất - 5

Hình ảnh cây sài đất hoa vàng

6. Làm thế nào để trồng và chế biến sài đất?

Cách trồng và chế biến cây sài đất này khá dễ dàng. Chúng ta nên trồng và chế biến sài đất theo cách dưới đây:

Loại cây này dễ sống và dễ chăm sóc. Bạn hãy cắt một đoạn thân cây sau đó đem chôn đoạn thân cây đó xuống đất. Nên nhớ là bạn cần chôn 2 phần thân cây xuống đất là được. Đoạn thân nào có rễ càng tốt vì chúng sẽ phát triển nhanh hơn.

Bạn có thể thu hoạch cây sau khoảng 30 ngày, khi cây đang mọc hoa. Khi thu hoạch, hãy thu hoạch phần thân và để lại rễ và phần thân gần rễ để cho cây mọc tiếp. Bạn có thể thu hoạch cây có chất lượng tốt nhất vào khoảng tháng 4, 5 vì lúc đó là thời kỳ cây đang ra hoa.

Hi vọng với những hiểu biết vừa rồi, các bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích về cây sài đất.

Loại cây phong thuỷ chỉ cần có nước là sống, dân văn phòng chưa có phải mua ngay
Lan ý có 2 cách trồng, cách thứ nhất là trồng trong đất, cách thứ hai có thể trồng thủy sinh, đặc biệt thích hợp với những người mệnh Kim và mệnh Thổ.
Nhật Linh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bí quyết để nhà đẹp lung linh