Tại sao người Nhật không đặt toilet chung với nhà tắm? Lý do khiến cả thế giới bái phục

Hồng Nhung - Ngày 04/12/2021 18:45 PM (GMT+7)

Ngày nay tuổi thọ của người Nhật Bản luôn đứng đầu thế giới một phần nhờ cách sắp xếp toilet và nhà tắm trong ngôi nhà của họ.

Nhật Bản là đất nước trải qua không ít thiên tai, bão lũ, chiến tranh,… nhưng tuổi thọ của người dân ở đất nước mặt trời mọc này luôn đứng đầu thế giới. Bí quyết một phần nhờ những thói quen vô cùng độc đáo, khác biệt và thậm chí có phần kỹ tính từ cách làm việc, sinh hoạt, thói quen ăn uống đến cách người Nhật thiết kế nhà cửa.

Đặc biệt, trong ngôi nhà của họ luôn chú trọng đến thiết kế nhà vệ sinh, không bao giờ thiết kế nhà vệ sinh dùng chung với nhà tắm mà 2 không gian này luôn được tách biệt với nhau. Điều này mang lại những lợi ích tuyệt vời về sức khỏe, vệ sinh và cả sự tiện lợi.

Dưới đây là 5 lý do khiến bạn đọc xong cũng phải gật gù và thán phục cách sống của người Nhật Bản:

Văn hóa truyền thống

Từ bao đời nay, người Nhật ưa chuộng thiết kế nhà ở sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh. Điều này thể hiện ở việc nhà vệ sinh luôn được thiết kế cách xa khu nhà chính, cửa sổ khu vệ sinh phải phải được ánh sáng mặt trời chiếu vào, đảm bảo thông thoáng để không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. 

Nhật Bản dù được đánh giá là nước có nền kinh tế phát triển nhanh, xã hội hiện đại nhưng người dân cho đến nay vẫn gìn giữ nhiều nét văn hóa truyền thống cũ. Tách biệt khu vệ sinh là một trong số đó.

Nhật Bản dù được đánh giá là nước có nền kinh tế phát triển nhanh, xã hội hiện đại nhưng người dân cho đến nay vẫn gìn giữ nhiều nét văn hóa truyền thống cũ. Tách biệt khu vệ sinh là một trong số đó.

Là nơi nghỉ dưỡng, tốt cho sức khỏe

Người Nhật luôn quan niệm nhà tắm không chỉ là nơi vệ sinh cá nhân mà còn là nơi nghỉ dưỡng. Vì vậy nhà tắm phải thật thông thoáng, có ánh sáng mặt trời, phải thật sự thơm tho, ấm áp và tiện nghi để tiện cho việc thư giãn, phục hồi thể chất sau một ngày làm việc mệt mỏi, căng thẳng.

Trong khi đó, toilet là nơi để bài tiết, chứa nhiều vi khuẩn. Nếu để chung 2 không gian này với nhau sẽ khiến môi trường tắm bị ô nhiễm, thậm chí là làm lây lan vi khuẩn từ toilet sang nhiều dụng cụ nhà tắm như bàn chải, khăn mặt, xà bông… Chính vì vậy 2 không gian này không thể hợp nhất thành một.

Không gian nhà tắm là nơi nghỉ dưỡng, thư giãn nên cần tách biệt.

Không gian nhà tắm là nơi nghỉ dưỡng, thư giãn nên cần tách biệt.

Các thành viên không phải tranh nhau sử dụng

Người Nhật dành nhiều thời gian trong nhà tắm như một cách tận hưởng cuộc sống, thư giãn. Việc phân chia thiết kế giữa nhà tắm và nhà vệ sinh để các thành viên không phải tranh nhau sử dụng khi người này muốn đi toilet, trong khi người kia chỉ muốn đánh răng hay nằm trong bồn tắm ngâm mình thư giãn. Việc tách biệt 2 không gian sẽ khiến không ai sợ bị làm phiền quấy rầy khi sử dụng.

Mọi người không phải tranh nhau sử dụng khi tách biệt 2 không gian.

Mọi người không phải tranh nhau sử dụng khi tách biệt 2 không gian.

Đảm bảo an toàn tính mạng

Toilet của người Nhật rất tối tân và hiện đại, hầu hết 80% gia đình Nhật đều dùng loại bồn cầu có trang bị hệ thống phun rửa, sưởi ấm, phát nhạc tự động… nên cần phải cắm điện. Chính vì vậy việc được thiết kế chung với phòng tắm tương đối nguy hiểm vì dễ đến nguy cơ giật điện hay cháy nổ. Hơn nữa, những máy móc này cũng rất dễ bị hỏng hóc nên người Nhật thường tách riêng phòng toilet và phòng tắm để thuận tiện cho việc sửa chữa.

Ngoài ra, họ muốn không gian vệ sinh phải tuyệt đối khô ráo, tránh nguy cơ chập cháy điện, gây nguy hiểm đến tính mạng. Ngược lại, người đi đại tiện, tiểu tiện cũng có nguy cơ bị trượt ngã, chấn thương bởi sàn nhà tắm luôn ướt.

Toilet của người Nhật rất hiện đại. Việc tách biệt đảm bảo an toàn tính mạng.

Toilet của người Nhật rất hiện đại. Việc tách biệt đảm bảo an toàn tính mạng.

Tránh nhiễm khuẩn nhiều vật dụng cá nhân

Lý do người Nhật không bao giờ chọn đặt toilet chung với nhà tắm là bởi vì chúng dễ bị nhiễm khuẩn các vật dụng cá nhân. Bởi nhà vệ sinh là một không gian ẩm ướt và chứa rất nhiều vi khuẩn mà mắt thường không thể thấy được nên rất dễ gây bệnh. Đặc biệt là đối với các chị em phụ nữ sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh phụ khoa bởi thói quen của phụ nữ hay để băng vệ sinh ở nhà tắm, điều này sẽ khiến các vi khuẩn tấn công và gây bệnh. Do đó khuyến cáo chị em nên để băng vệ sinh trong tủ quần áo, không nên cất ở khu vực nhà vệ sinh.

Bên cạnh đó đảm bảo tránh nhiễm khuẩn sang các không gian khác.

Bên cạnh đó đảm bảo tránh nhiễm khuẩn sang các không gian khác.

Ngoài ra, nếu bồn cầu không được đậy nắp sau mỗi lần xả nước thì vi khuẩn từ bồn cầu có thể bay tới khoảng 10inch trong không khí, có nghĩa là khoảng 25,4cm. Toilet chính là môi trường của nhiều loại vi khuẩn gây hại, chúng sinh sôi và phát triển rất nhiều nên nguy cơ nhiễm khuẩn từ bồn cầu đến các vật dụng nhà tắm khác là rất cao. Trong đó có bàn chải đánh răng và khăn mặt là các vật dụng thường xuyên sử dụng có nguy cơ nhiễm khuẩn từ bồn cầu rất lớn nếu đặt 2 không gian này chung với nhau.

Phải nói, với những lý do trên, việc tách biệt toilet và nhà tắm là vô cùng đúng đắn, nó không chỉ khiến việc sử dụng thuận tiện hơn mà còn an toàn hơn và còn khỏe mạnh hơn.

Tại sao có giường nhưng người Nhật không nằm, lại thích ngủ dưới đất?
Nhiều gia đình có diện tích nhỏ sẽ chọn cách không kê giường ngủ, như vậy có thể tăng thêm không gian phòng ngủ, giải phóng được nhiều đồ đạc hơn.

Mẹo vặt gia đình

Hồng Nhung (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thiết kế nội thất chung cư