Bạn có thể lắp một chiếc móc bên ngoài cửa ra vào để treo túi đồ của mình lên đó trước khi mở cửa mà không cần phải cúi xuống, đặt túi đồ xuống đất, vừa sạch sẽ vừa tiện lợi.
Đối với việc trang trí, tính thẩm mỹ rất quan trọng nhưng tính thực dụng luôn được đặt lên hàng đầu. Đặc biệt là những lần đầu cải tạo nhà, xây nhà rất dễ bỏ qua tính thực tế và chỉ phát hiện ra vấn đề sau khi chuyển đến ở.
Hôm nay tôi đã tổng hợp 6 thiết kế thực tế dựa trên kinh nghiệm thực tế của vợ chồng tôi, hy vọng mang đến cho các bạn nguồn cảm hứng trang trí mới mẻ, hữu ích.
1. Không lắp giá phơi quần áo ở ban công
Nhiều người chọn phơi quần áo ở ban công phòng khách, nơi có ánh nắng tốt nhất và không gian rộng nhất. Tuy nhiên, sau khi dọn vào, bạn sẽ thấy quang cảnh phòng khách khá bừa bộn, mất tính thẩm mỹ do phải thường xuyên phải phơi quần áo dọc ban công, thậm chí việc này còn ảnh hưởng đến ánh sáng chiếu vào nhà.
Việc phơi đồ dọc theo ban công sẽ làm mất tính thẩm mỹ của ngôi nhà.
Thực tế nếu ban công đủ rộng, bạn có thể lắp giá phơi quần áo ở lô gia hoặc phía trên khu vực giặt, một bên hông ban công. Vì giá phơi quần áo được lắp đặt phía trên khu vực giặt nên khó có thể nhìn thấy quần áo khi đứng ở phòng khách. Điều này sẽ không ảnh hưởng đến tổng thể căn nhà.
Ngoài ra, thiết kế này cũng có thể cải thiện việc sử dụng không gian. Giá phơi quần áo truyền thống có thể cần chiếm toàn bộ chiều rộng của ban công, trong khi phương pháp phơi bên cạnh có thể tận dụng các không gian khác trên ban công cho các mục đích khác như trồng hoa, uống trà, tập thể dục,…
Thiết kế giàn phơi đồ như thế này sẽ tiết kiệm được diện tích ở ban công, đồng thời đảm bảo tính thẩm mỹ của ngôi nhà.
2. Móc treo bên ngoài cửa ra vào
Khi trang trí một ngôi nhà, bạn không chỉ nên quan tâm đến thiết kế nội thất mà còn phải chú ý đến bên ngoài. Cụ thể, bạn có thể lắp một chiếc móc bên ngoài cửa ra vào. Như vậy thì bạn có thể treo túi đồ của mình lên đó trước khi mở cửa mà không cần phải cúi xuống, đặt túi đồ xuống đất, vừa sạch sẽ vừa tiện lợi.
Lưu ý, chiều cao của móc nên ở trong tầm với, cao khoảng 1,5m so với mặt đất là được. Không nên lắp quá thấp để tránh trẻ bị thương khi chơi ở cầu thang. Chiều cao 1,5m so với mặt sàn cũng phù hợp hơn với người lớn tuổi vì họ không phải cúi xuống để đặt hoặc nhặt đồ.
Nếu bạn thường đặt đồ online nhưng không kịp lấy, bạn cũng có thể nhờ nhân viên giao hàng treo trước cửa.
Móc treo bên ngoài cửa ra vào rất tiện lợi.
3. Công tắc tổng ở lối vào
Nếu trong nhà có người già, hoặc người có trí nhớ kém, họ luôn quên tắt đèn trước khi ra ngoài, điều này không chỉ tiêu tốn điện năng mà còn ảnh hưởng đến tuổi thọ của đèn.
Khi trang trí, bạn có thể thiết kế một công tắc chính trên tường lối vào, công tắc này có thể điều khiển tất cả các đèn trong nhà, chỉ cần nhấn trước khi ra ngoài là nguồn điện của đèn sẽ bị cắt, rất tiện lợi.
Lắp công tắc tổng có thể tắt đèn một lúc ở lối ra vào rất tiện lợi.
4. Tủ giày có ngăn mở bên dưới
Dưới đáy tủ giày nên có một ngăn mở, mục đích chính là để đặt những đôi giày thường xuyên mang. Còn nếu để trong tủ kín, mồ hôi trong giày khó khô, gây ra ẩm ướt, khó chịu khi đi.
Vì vậy khi làm tủ giày, bạn nên thiết kế 1-2 ngăn mở bên dưới cùng để đặt những đôi hay đi. Với những đôi ít đi thì để trong tủ kín để tránh bụi bẩn bám vào.
Tủ giày có ngăn mở bên dưới, cho phép bạn đặt những đôi giày, dép hay đi ở đây.
5. Nhà cần có cửa sổ
Ưu điểm rõ ràng nhất của cửa sổ trong nhà là cải thiện khả năng thông gió và chiếu sáng. Nhưng nếu ánh sáng trong nhà kém thì “khoét tường để lấy trộm ánh sáng” là phương pháp thiết thực và linh hoạt nhất.
Khi “khoét tường”, bạn nên lắp cửa sổ vách ngăn ở đây. Ví dụ nếu lắp cửa sổ vách ngăn ở phòng khách và phòng ngủ, cửa sổ này có thể đưa ánh sáng tự nhiên từ phòng khách vào vào phòng ngủ vào ban ngày, ban đêm khi ngủ có thể đóng cửa sổ lại để tạo không gian riêng tư.
Những kiểu cửa sổ khoét tường giúp nhà thông thoáng, nhận được nhiều ánh sáng hơn.
6. Tủ chạm sàn, không có chân
Loại tủ này không có chân như những loại tủ thông thường. Trong nhà nên lắp đặt những chiếc tủ thế này để chứa những vật to, nặng, như vậy bạn sẽ không phải thử thách cột sống thắt lưng khi nhấc chúng lên và cất vào tủ.
Hay ở gầm cầu thang, bạn cũng có thể lắp cánh tủ như vậy để “giấu đồ”, như thế sẽ giúp tổng thể căn nhà trông gọn gàng hơn.
Dễ dàng vệ sinh là một lợi thế lớn khác của tủ không chân đế. Khi quét và lau sàn, bạn có thể đưa chổi vào quét, lau dọn mà không cần phải ngồi xổm xuống lau sàn, rất nhàn.
Tủ chạm sàn không có chân dùng để "giấu đồ".
Nếu trong nhà có robot hút bụi, bạn nên trừ một góc cho chúng để nhà cửa trông gọn gàng, ngăn nắp hơn.