Chuyện người thợ hớt tóc có duyên với Sài Gòn nhưng lại nặng nợ với đất Đồng Nai

Ngày 29/08/2018 10:00 AM (GMT+7)

Rời quê hương lên Sài Gòn học việc, chàng thiếu niên 18 tuổi tên Tuấn được trông chờ sẽ nối nghiệp cầm kéo của gia đình. Và còn vượt trên cả sự mong đợi, tiếng tăm tay kéo Tuấn Sài Gòn không chỉ được khẳng định ở đô thị hơn 300 tuổi mà còn trở thành thương hiệu đông khách đất Đồng Nai.

18 tuổi, chàng thiếu niên quầy quả lên Sài Gòn “tầm sư”

Ở tuổi 18 ít ai nghĩ đến việc sẽ tìm một công việc cầm chắc sự nhọc nhằn như nghề hớt tóc. Ấy thế, vẫn có chàng thiếu niên tên Tuấn bỏ ngoài tai mọi sự dè bỉu của bạn bè đồng trang để khăn gói hành lý lên Sài Gòn hoa lệ. Cũng dễ hiểu khi nghề cầm kéo ở thôn quê lạc hậu vốn mặc định chỉ dành cho phận nữ khéo léo, uyển chuyển nhẹ nhàng. Dù rằng với anh Tuấn đấy là nghề “cha truyền con nối” nhưng định kiến thì có bao giờ chấm dứt, nhất là những nơi còn in hằn thông lệ cũ như ở quê.

Chuyện người thợ hớt tóc có duyên với Sài Gòn nhưng lại nặng nợ với đất Đồng Nai - 1

Tuấn Sài Gòn chụp ảnh cùng nghệ sĩ Chí Tài trong một sự kiện mà anh phụ trách hair stylist cho các nghệ sĩ.

Đối với hàng xóm láng giềng đã đành thậm thụt chỉ trỏ là thế, ngay cả bạn bè đồng trang với anh cũng chẳng khá khẩm hơn. Họ chọn toàn bác sĩ, kỹ sư, giáo viên mấy ai chọn nghề hớt tóc chẳng có tiếng thơm hay có chút gì gọi là trong xã hội như anh. Nhưng, nếu nghe lời dèm pha có lẽ đến giờ cửa hiệu tóc khang trang của anh đã không hiện hữu.

Từ chân thợ học việc đến lúc thành danh nơi “đất lành”

Năm 2000, chàng trai 18 tuổi từ tỉnh lẻ lên Sài Gòn. Lúc ban đầu, anh Tuấn xin vào làm cho một cửa tiệm cũng được gọi là lớn thời điểm bấy giờ. Và tất nhiên là làm không công. Vì dù anh có là “con nhà nòi” nhưng chân ướt chân ráo lên đây cũng phải nép dưới thân phận thợ học việc trước đã.

Chuyện người thợ hớt tóc có duyên với Sài Gòn nhưng lại nặng nợ với đất Đồng Nai - 2

Anh Tuấn vốn không phải kiểu mẫu cả thèm chóng chán nhưng công việc ở cửa tiệm những ngày làm thợ phụ cứ chất chồng khiến anh nhiều lần muốn bỏ nghề. Là thợ phụ có nghĩa là phải làm các việc lặt vặt, hỗ trợ thợ chính. Rất nhiều lần anh hấp tấp vì thợ chính hối, vội vàng thế nào làm đổ cả thuốc nhuộm dùng cho khách. Tất nhiên là ăn mắng ngay tắp lự vì cái nghề này là “làm dâu trăm họ”, khách hàng là Thượng đế làm khách bực dọc là điều tối kỵ. Tủi hổ vì bị rầy rà trước mặt bao người trong tiệm nhưng anh cũng gạt bỏ sang hết một bên.

Muốn được trọng vọng phải tự cải thiện tay nghề. Lên được thợ chính thì không việc gì phải luống cuống thế nữa. Sau hơn một năm theo học, cuối cùng anh cũng lên thợ chính và nhận lời khen ngợi của các tay kéo đàn anh.

Chuyện người thợ hớt tóc có duyên với Sài Gòn nhưng lại nặng nợ với đất Đồng Nai - 3

Salon Tuấn Sài Gòn luôn đông khách

“Lúc ấy ở cửa hiệu, mọi người hay gọi anh bằng cái tên Tuấn Sài Gòn. Bản thân anh rất ưng bụng cái biệt danh này. Tuấn Sài Gòn như sự nhắc nhở về những ngày anh đóng hành lý lên đây để “tầm sư”. Mảnh đất vốn được ví von là “đất lành” này rất đặc biệt với những người khao khát lập nghiệp như anh. Cái tên Tuấn Sài Gòn vì thế mà càng có ý nghĩa”.

Trong thời gian làm việc tại đây, anh có không ít cơ hội hợp tác với các nhà tạo mẫu tóc tên tuổi và thường xuyên tham gia vào các team chuyên làm tóc cho những chương trình truyền hình với sự tham gia của các nghệ sĩ nổi tiếng. Dù cống hiến thầm lặng nhưng với anh chỉ cần khách hàng hài lòng là đủ.

“Con đường nào cũng dẫn đến La Mã”

Chẳng mấy chốc, anh lập thân ở Sài Gòn đã được 9 năm. Những năm đầu, anh kiên nhẫn vì còn phải kiếm miếng cơm, trả tiền thuê trọ và gửi chút đỉnh về cho ba mẹ. Bởi cái nghề đặc thù chỉ “đắt khách” trong những dịp nghỉ, lễ tết thế này thì chẳng xoay sở được cách nào về nhà nhiều được. Nên anh chưa dám nghĩ đến việc hồi hương.

“Con đường nào cũng dẫn đến La Mã” là câu ngạn ngữ anh thích. Đối với anh thì La Mã đó chính là mảnh đất “chôn nhau cắt rốn”. Nên dù đã được gọi là có tiếng trong giới nhưng anh luôn nung nấu về lại quê mở cửa hiệu vừa phụng dưỡng ba mẹ vừa tạo công ăn việc làm cho những tay kéo trẻ như anh thuở 17, 18 đồng thời đem xu hướng mới đến các khách hàng ở quê.

Chuyện người thợ hớt tóc có duyên với Sài Gòn nhưng lại nặng nợ với đất Đồng Nai - 4

Sau 9 năm lăn lộn, anh Tuấn cũng dành dụm được không ít. Cái nghề hớt tóc tưởng bạc bẽo nhưng đồng tiền kiếm được là đủ để anh không thiếu thốn mà lại còn có dư. Anh lần nữa quầy quả hành lý nhưng lần này là về ở hẳn Đồng Nai, anh còn nhớ đó là năm 2009.

Ở Sài Gòn ít nhiều anh cũng có tiếng tăm quen được nhiều “mối”. Về quê sau 9 năm lập nghiệp, mấy ai tin tưởng vào cái tài của anh. Salon Tuấn Sài Gòn ấy vậy mà hoạt động cũng ngót nghét 10 năm. Anh thường xuyên hoat động và làm tóc cho không ít nghệ sĩ showbiz Việt.

Chuyện người thợ hớt tóc có duyên với Sài Gòn nhưng lại nặng nợ với đất Đồng Nai - 5

Sau tất cả thì không phải chỉ thỏa chí “tang bồng” đời trai mà chính sự hài lòng của khách mỗi khi bước ra từ cửa hiệu Tuấn Sài Gòn mới là điều anh phấn đấu. “Bằng cả tài năng và tâm huyết Tuấn luôn luôn muốn mang đến cho khách hàng những gì đẹp và tốt nhất” - anh bộc bạch.

Nguồn: [Tên nguồn].