Những đứa trẻ ghi nhớ tốt thường có khả năng tiếp thu thông tin nhanh nhạy hơn, hỗ trợ hiệu quả cho quá trình học tập.
Nếu chú ý quan sát, chúng ta dễ dàng nhận thấy đứa trẻ học giỏi có khả năng tập trung cao và trí nhớ rất tốt. Trẻ có thể xử lý nhiều loại thông tin cùng một lúc hơn trẻ khác, điều này là do khả năng ghi nhớ làm việc vượt trội.
Hệ thống trí nhớ được não sử dụng để lưu trữ và xử lý tạm thời thông tin trong thời gian thực, được các nhà khoa học gọi là “bàn làm việc của não” và “sổ ghi chép của não”.
Ví dụ, hãy nhớ những gì chúng ta đã đọc, sau đó tập hợp ngữ cảnh, quên đi những mô tả chi tiết và lọc ra những điểm chính. Trí nhớ làm việc đề cập đến hoạt động não bộ của "bộ nhớ" → "sắp xếp" → "xóa".
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Stirling và Đại học Edinburgh đã dành 6 năm theo dõi kết quả học tập của trẻ từ 5 đến 11 tuổi. Họ phát hiện ra rằng những đứa trẻ có khả năng trí nhớ, kết quả học tập cao hơn và ý thức kiểm soát cuộc sống tốt hơn.
Trí nhớ làm việc được hình thành ngay từ rất sớm, nếu trẻ có 3 hành vi sau đây trước 6 tuổi, điều này cho thấy não bộ đang phát triển nhanh.
3 biểu hiện trí não trẻ phát triển nhanh trước 6 tuổi
Có thể nhớ nhiều thông tin
Trong thời thơ ấu, ngay khi mẹ đưa ra một chỉ dẫn, trẻ có thể hiểu và hành động ngay lập tức.
Ví dụ, nếu mẹ yêu cầu trẻ mang giày ra khỏi phòng ngủ, sẽ làm điều đó mà không do dự. Một công việc vặt gồm 2 hoặc 3 bước cũng có thể được hoàn thành với sự nhắc nhở từ phụ huynh hoặc giáo viên.
Đứa trẻ như vậy có thể nhớ những hướng dẫn phức tạp hoặc đa liên kết hơn sau khi đi học. Các biểu hiện chính bao gồm không bỏ sót thông tin khi chép bài, nhớ và hoàn thành tốt bài tập giáo viên giao...
Có thể nhớ nhiều thông tin.
Khả năng hiểu ngôn ngữ nhanh
Nghe người khác nói tưởng chừng như rất đơn giản, nhưng việc nắm bắt cốt lõi của cuộc trò chuyện và đưa ra phản hồi chính xác đòi hỏi trí nhớ làm việc mạnh mẽ để hỗ trợ.
Khi trẻ lắng nghe mẹ nói, não phải truy xuất và thu thập các từ trong hệ thống kiến thức để hình thành các câu nhằm diễn giải những gì đang nghe, lọc ra những điểm chính rồi đưa ra câu trả lời chính xác.
Quá trình này không chỉ đơn thuần là việc ghi nhớ từ ngữ, còn bao gồm khả năng phân tích ngữ cảnh, cảm xúc và ý nghĩa tiềm ẩn của lời nói. Trẻ cần phải xác định các yếu tố như giọng điệu, biểu cảm khuôn mặt và cử chỉ của người nói để hiểu được thông điệp đầy đủ.
Ghi nhớ linh hoạt
Bộ nhớ làm việc không chỉ có nhiệm vụ lưu giữ thông tin mà còn xóa những thông tin không còn cần thiết nữa. Khả năng chuyển đổi suy nghĩ nhanh chóng cũng là dấu hiệu cho thấy trẻ có khả năng ghi nhớ tốt.
Trẻ thiếu trí nhớ làm việc rất cứng nhắc, thích tuân theo các quy tắc và thói quen và không thích thay đổi. Khi kế hoạch (hoặc chủ đề) thay đổi, thường khó chuyển từ hoạt động (chủ đề) trước đó sang hoạt động (chủ đề) tiếp theo.
Ghi nhớ linh hoạt.
Ví dụ, nếu đến giờ ăn tối và mẹ đột nhiên yêu cầu trẻ dừng việc đang chơi đùa hăng say, trẻ nhỏ dễ nổi cơn thịnh nộ và lăn lộn, trong khi những trẻ có khả năng trí nhớ làm việc tốt sẽ biết điều chỉnh cảm xúc, phản ứng bình tĩnh hơn. Nếu muốn tiếp tục chơi, trẻ sẽ thương lượng các điều khoản.
Trí nhớ làm việc ảnh hưởng sâu sắc đến các quyết định và hành động hàng ngày của trẻ. Việc thiếu khả năng này sẽ mang lại nhiều bất tiện cho cuộc sống và học tập.
Đồng thời, cho phép trẻ học hỏi từ những kinh nghiệm trong quá khứ và đưa ra những quyết định hợp lý cho tình huống hiện tại (hoặc hình dung ra những tình huống trong tương lai).
Vậy làm thế nào giúp trẻ phát huy và rèn luyện khả năng ghi nhớ tốt
Hướng dẫn ngắn gọn
Nếu mẹ đưa ra quá nhiều hướng dẫn cùng một lúc, đặc biệt là với trẻ có trí nhớ làm việc kém, trẻ sẽ không thể tiếp thu được.
“Cởi giày, cất túi vào tủ rồi rửa tay.” Nếu mẹ đưa ra 3 hướng dẫn như thế này cùng một lúc, trẻ có thể ghi nhớ điều đầu tiên. Vì vậy, hướng dẫn nên ngắn gọn và đưa ra từng cái một.
Nên đưa ra các hướng dẫn ngắn gọn, trẻ sẽ dễ thực hiện hơn.
Khi đưa ra lời khuyên hoặc hướng dẫn cho trẻ, nếu việc mà trẻ đang cố gắng thực hiện bao gồm nhiều bước, tốt nhất nên minh họa các bước bằng hình ảnh để giúp trẻ ghi nhớ.
Ví dụ: Nếu mẹ muốn trẻ 3 tuổi tự học đánh răng, sau khi mẹ làm mẫu một vài lần, hãy vẽ biểu đồ quy trình đánh răng cho trẻ.
Chơi các trò chơi ngoài trời
Trí nhớ làm việc có thể lưu trữ tạm thời nhiều loại thông tin, bao gồm thông tin về hình ảnh, không gian, âm thanh và lời nói. Khi trẻ được vui chơi ngoài trời, mọi loại thông tin đều tràn vào não thông qua năm giác quan.
Lúc này, bố mẹ có thể tăng cường trí nhớ làm việc bằng cách cùng con chơi một số trò chơi ngoài trời như chơi xây nhà, trốn tìm, đại bàng bắt gà con,... Đặc biệt, một số trò chơi ngoài trời cần di chuyển cơ thể, vì vậy, trẻ cần đưa ra phán đoán và phản ứng nhanh chóng trước những thay đổi của môi trường xung quanh, từ đó rèn luyện khả năng xử lý thông tin nhanh chóng của não.
Trẻ vui chơi ngoài trời giúp kích thích năm giác quan tốt.
Giấc ngủ ngon
Ngủ đủ giấc có thể cải thiện năng lực và hiệu quả của trí nhớ. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học quốc tế Science Advances cho thấy thiếu ngủ có thể làm suy giảm trí nhớ.
Cho trẻ đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, duy trì vận động khoảng 2 tiếng, không ăn uống 3 tiếng trước khi đi ngủ và đọc sách 10 phút trước khi đi ngủ. Điều này có thể làm giảm căng thẳng, mệt mỏi. ngủ ngon, tăng cường trí nhớ.