Có 3 thói quen tưởng đơn giản nhưng tác động lớn đến quá trình phát triển trí não ở trẻ.
Một nghiên cứu của Đại học Harvard cho thấy giai đoạn trước 6 tuổi là thời kỳ vàng cho sự phát triển trí não của trẻ. Nếu bố mẹ có thể kích thích não bộ nhiều hơn trong giai đoạn vàng này thì trẻ sẽ trở nên thông minh hơn.
Nhưng phải chăng điều này có nghĩa là bộ não của trẻ đã được thiết lập trước 6 tuổi và sẽ không còn bất kỳ sự thay đổi nào nữa?
Trên thực tế, sau khi trẻ được 6 tuổi, não bộ vẫn đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển. Trong giai đoạn này, do nhận thức về quyền tự chủ được củng cố nên trẻ bắt đầu hình thành một số thói quen xấu.
Theo đó, các chuyên gia chỉ ra có 3 thói quen xấu ngày càng phổ biến ở trẻ, nếu bố mẹ không điều chỉnh sớm sẽ ảnh hưởng nhất định đến tốc độ phát triển trí não ở trẻ.
Nghiện điện thoại di động
Chúng ta dễ dàng quan sát thấy hầu hết trẻ ở những nơi công cộng như nhà hàng, quán cà phê... đều ít nhất một lần muốn được chơi điện thoại, nhiều trẻ được bố mẹ giao hẳn điện thoại để chơi. Theo dữ liệu khảo sát bố mẹ và trẻ em ở thành thị Trung Quốc, khoảng 2/3 trẻ sử dụng điện thoại di động và iPad.
Nhiều người cho rằng, trẻ chơi điện thoại di động sẽ giảm tiếng ồn ở nơi công cộng, bố mẹ đỡ vất vả khi chăm... Nhưng thực tế, trẻ sử dụng điện thoại quá thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến thị lực, cột sống cổ, khỏe thể chất, thậm chí cả sức khỏe tâm thần.
Nhà tư tưởng chiến lược người Mỹ Zbigniew Brzezinski từng đề xuất một lý thuyết nổi tiếng - "Lý thuyết vui về núm vú". Nếu 20% dân số thế giới chiếm 80% tài nguyên thì về lâu dài sẽ xảy ra xung đột giai cấp. Để tránh xung đột lợi ích giữa các giai cấp, cách tốt nhất là thiết kế một số lượng lớn các hoạt động giải trí cho người dân ở đó để lấp đầy cuộc sống, chuyển hướng sự chú ý và sự bất mãn, đồng thời cho phép họ từ từ thích nghi, chấp nhận môi trường sống hiện tại.
Tức là đặt “núm vú giả” vào miệng 80% người dân và sử dụng gamification, giải trí, cơ chế, hạnh phúc giá rẻ khiến họ mất khả năng suy nghĩ, dần mất đi nhiệt huyết, khát khao chiến đấu và khả năng suy nghĩ sâu sắc để giải quyết sự bất mãn. Và "núm vú giả" này là một chiếc điện thoại di động!
Một thí nghiệm khác, trong số 100 trẻ em tham gia, 50 trẻ hoàn toàn không được sử dụng điện thoại di động và 50 trẻ bị ám ảnh bởi điện thoại di động. Mười năm sau, chỉ có 2 trong số 50 đứa trẻ mê điện thoại di động được nhận vào đại học, trong khi 50 đứa còn lại đều được nhận vào đại học, và 16 đứa trong số đó nhận được học bổng toàn phần.
Nhà tâm lý học Adam Alt cho biết: “Các sản phẩm giải trí như trò chơi, video ngắn giống như chất kích thích, có thể khiến người ta nghiện nếu không cẩn thận”.
Nghiện điện thoại di động tạo ra niềm vui tức thì, nhưng không có lợi cho quá trình phát triển trí não lâu dài.
Những đoạn video ngắn, trò chơi là những “thú vui cấp độ thấp” trẻ có được mà không cần dùng đến trí não, chỉ cần cử động ngón tay, điện thoại di động có thể liên tục tạo ra hết cao trào này đến cao trào khác trong não, khiến trẻ đạt được niềm vui tức thì liên tục.
Trong sự kích thích liên tục này, chức năng của thùy trước trán của não dần dần suy giảm, một số liên kết thần kinh bị đứt và dần biến mất. Chúng ta sẽ thấy rằng những đứa trẻ nghiện điện thoại di động khó tập trung vào việc đọc sách, khó tập trung lâu dài. Khi không có điện thoại trong tay, trẻ bắt đầu vặn vẹo, trở nên lo lắng và thậm chí nổi cơn giận.
Điện thoại di động khiến trẻ chìm đắm trong niềm hạnh phúc hời hợt và mất đi khả năng suy nghĩ sâu sắc. Trẻ có bộ não vẫn đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển sẽ có những biểu hiện tiêu cực như trí não kém phát triển, cảm xúc cáu kỉnh, mất kiểm soát, tâm lý nhạy cảm và căng thẳng.
Thiếu tập thể dục
Giáo sư Yang Ye của Đại học Thể thao Bắc Kinh từng nói: “Ngực của thanh thiếu niên ngày nay ngày càng rộng hơn, nhưng dung tích phổi nhỏ lại, họ ngày càng caonhưng chạy ngày càng chậm, trọng lượng ngày càng lớn nhưng sức mạnh ngày càng giảm đi, trí thông minh phát triển và phẩm chất nhạy cảm yếu đi…”
Tất cả điều này là do thiếu tập thể dục.
Một trường trung học ở Chicago từng thực hiện kế hoạch giáo dục thể chất 0 giờ, nghĩa là học sinh sẽ bắt đầu chạy và tập thể dục sau khi đến trường lúc 7 giờ sáng và chỉ bắt đầu khi nhịp tim của học sinh đạt giá trị cao nhất hoặc 70% mức tối đa hấp thụ oxy.
Kết quả cho thấy không khí lớp học được cải thiện, trí nhớ và sự tập trung của được nâng cao. Vào cuối một học kỳ, khả năng đọc hiểu của trẻ được cải thiện 10% và số lần đánh nhau giảm đi. Khi 30% người dân ở Hoa Kỳ bị béo phì thì chỉ có 3% trong trường học mắc bệnh này.
Trẻ thiếu vận động ảnh hưởng đến khả năng tập trung.
Các nhà khoa học Australia cũng chỉ ra rằng, trẻ có khả năng vận động mạnh khi còn nhỏ sẽ có trí nhớ làm việc và tốc độ xử lý thông tin tốt hơn sau này.
Tập thể dục có thể biến đổi bộ não của trẻ. Ngay cả khi bộ não đã qua thời kỳ phát triển đỉnh cao, tập thể dục vẫn có thể khiến bộ não ngày càng thông minh hơn.
Tiến sĩ Wendy A. Suzuki thuộc Trung tâm Khoa học thần kinh Đại học New York chỉ ra rằng, tập thể dục có thể thay đổi giải phẫu, sinh lý và chức năng của não. Nó khiến vùng hải mã sản sinh ra các tế bào não mới và cải thiện trí nhớ, tạo ra những thay đổi ở vỏ não trước trán để cải thiện khả năng tập trung.
Nhà khoa học về trí não, Giáo sư Hồng Lan cũng tin rằng tập thể dục sẽ kích thích cơ thể tiết ra nhiều loại chất tích cực và tăng cường phát triển trí tuệ. Khả năng tư duy, tự chủ, sức bền, khả năng cạnh tranh và hợp tác của trẻ cũng sẽ được cải thiện.
Đối với những đứa trẻ ở nhà suốt ngày, năng lượng dư thừa không thể được giải phóng, tiểu não không thể được kích thích thực sự, dây thần kinh sọ não luôn trong tình trạng suy nhược, đầu óc choáng váng, mắt nhìn thẳng, thiếu tỉnh táo. Nếu áp lực quá lớn, rất dễ nảy sinh vấn đề.
Không làm việc nhà
Nhiều phụ huynh nuôi dạy con với tâm lý bao bọc, chỉ cần trẻ học là đủ nên không bao giờ phải làm việc nhà, hay các việc khác.
Điều đáng tiếc là trẻ lớn lên dưới sự chăm sóc của bố mẹ, dần mất đi khả năng sống cơ bản, thiếu nhiệt huyết với cuộc sống, đầy lời phàn nàn về...
Các học giả của Đại học Harvard từng tiến hành một cuộc khảo sát và đưa ra kết luận rằng, so với những đứa trẻ thích làm việc nhà và trẻ không thích làm việc nhà, thì sau tuổi trưởng thành, tỷ lệ có việc làm là 15:1, và tỷ lệ tội phạm là 1:10. Trẻ thích làm việc nhà có chỉ số sức khỏe tinh thần và hạnh phúc gia đình cao hơn. Ngay cả về mặt học tập, những đứa trẻ làm nhiều việc nhà cũng có xu hướng làm tốt hơn.
Viện Khoa học Giáo dục Trung Quốc từng tiến hành khảo sát 20.000 gia đình có học sinh tiểu học trên cả nước và nhận thấy, những gia đình có con làm việc nhà có tỷ lệ trẻ đạt điểm giỏi cao gấp 27 lần so với những gia đình không làm việc nhà.
Trẻ làm việc nhà thường xuyên rèn luyện tư duy tốt hơn.
Ngoài việc rèn luyện khả năng tự chăm sóc bản thân cho trẻ, làm việc nhà còn rèn luyện kỹ năng tư duy, phối hợp độc lập, giúp trẻ thông minh hơn.
Ví dụ, việc sắp xếp các đồ vật liên quan đến khả năng phân loại và thứ tự thực hiện công việc liên quan đến khả năng phối hợp, khả năng logic, quản lý thời gian...
Mua sắm và đi chợ kiểm tra khả năng lập kế hoạch, rèn luyện kỹ năng giao tiếp và quản lý tài chính của trẻ. Ngay cả lộ trình đi bộ trong siêu thị cũng khuyến khích trẻ suy nghĩ liên tục.
Việc trang trí phòng, dọn phòng, nấu ăn, lau sàn, lau cửa sổ... giúp trẻ trở nên chăm chỉ, giỏi tư duy, trí tuệ cảm xúc cao, và tình yêu cuộc sống.
- Hạn chế dùng điện thoại có thể giúp não trẻ tập trung và suy nghĩ sâu sắc.
- Tiếp tục tập thể dục có thể kích hoạt não bộ, khiến nó tràn đầy năng lượng và động lực hơn.
- Làm việc nhà thường xuyên có thể khiến não suy nghĩ tích cực và tư duy tốt hơn.