Bố mẹ nên chú ý quan sát, nhận biết những biểu hiện trẻ tập trung kém, đặc biệt trước 6 tuổi.
Đại học Duke tại Hoa Kỳ đã thực hiện một nghiên cứu dài hạn, kéo dài suốt nhiều năm để khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển học tập của trẻ. Từ năm 1991, đội ngũ nghiên cứu đã theo dõi 386 trẻ mẫu giáo hàng ngày và tập trung nghiên cứu về tác động của khả năng học tập, sự chú ý, cũng như các yếu tố xã hội, cảm xúc đối với quá trình học của trẻ.
Kết quả thu được đã gây ngạc nhiên, khả năng tập trung được xem là yếu tố có khả năng dự đoán tốt nhất về sự phát triển học tập. Điều này có nghĩa là sự tập trung có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất học tập của trẻ trong tương lai.
Những trẻ có vấn đề về sự tập trung từ sớm thường có điểm đọc trung bình thấp hơn ít nhất 3% so với các bạn cùng lớp khi học ở lớp 5, điểm thấp hơn ít nhất 8% so với những người cùng tuổi và tỷ lệ tốt nghiệp trung học cuối kỳ thấp hơn 40% so với những đứa trẻ có khả năng tập trung bình thường.
Thực ra điều này không khó hiểu, nhiều trẻ rất thông minh, những điều giáo viên nói có thể hiểu. Tuy nhiên, các em không thể ngồi yên trong lớp, khó tập trung lâu.
Vì vậy, các chuyên gia lưu ý rằng, bố mẹ nên chú ý quan sát, nhận biết những biểu hiện trẻ tập trung kém, đặc biệt trước 6 tuổi. Từ đó áp dụng các phương pháp giáo dục phù hợp, rèn luyện khả năng tập trung cho con.
Những biểu hiện trẻ có khả năng tập trung kém
- Trẻ không thể ngồi yên trong lớp, thường xuyên nhìn xung quanh.
- Ngồi vào bàn học lâu để làm bài tập về nhà, nhưng hầu hết thời gian chơi với cục tẩy, bút, vẽ...
- Trong lúc học, thường xuyên viện các lý do như: Muốn uống nước, lúc sau lại muốn đi vệ sinh....
- Bài tập về nhà có thể hoàn thành trong một giờ, nhưng thường xuyên trì hoãn, kéo dài thời gian 2 - 3 giờ.
- Thường xuyên đọc sai các từ đơn giản, đọc các câu hỏi vội vàng, thường viết sai chính tả hoặc dấu câu đơn giản.
- Sau khi đọc câu hỏi nhiều lần, trẻvẫn không hiểu được ý nghĩa của câu hỏi và khó có thể thoát khỏi cảm xúc trong thời gian ngắn.
Trong độ tuổi từ 3-8, trẻ rất dễ bị mất tập trung trong quá hình học.
Trong độ tuổi từ 3-8, trẻ rất dễ bị mất tập trung, và đây được coi là điều bình thường trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, nếu bố mẹ không can thiệp hay hướng dẫn, tình trạng này có thể ảnh hưởng đáng kể đến các lớp học cao hơn. Điều này đặc biệt quan trọng sau khi trẻ hoàn thành cấp 2 và bước vào cấp 3.
Nếu trẻ không thể tập trung trong lớp học, bất kể mức độ nỗ lực có lớn đến đâu, cũng khó mang lại bất kỳ lợi ích nào. Vì vậy, bố mẹ nên chú ý cải thiện khả năng tập trung của trẻ càng sớm càng tốt.
Những cách hiệu quả để cải thiện khả năng tập trung cho trẻ
Trò chơi Schulte
Đây là trò chơi có thể sử dụng để kiểm tra khả năng thị giác, rèn luyện khả năng chú ý cho trẻ.
Để chơi trò này, trẻ cần một bảng lưới có các ô vuông được đánh số từ 1 đến N. Sau đó, trẻ sẽ cố gắng tìm và gạch đi các số theo thứ tự từ 1 đến N một cách nhanh nhất có thể. Dưới đây là cách chơi trò Schulte chi tiết:
Chuẩn bị bảng Schulte: Vẽ một bảng lưới vuông với kích thước n x n và đánh số từ 1 đến n. Các ô vuông có thể được vẽ hoặc in trên giấy.
Bắt đầu trò chơi: Đặt tay hoặc ngón tay lên ô số 1 và tìm cách gạch đi ô này. Sau đó, bạn tiếp tục gạch đi ô số 2, rồi ô số 3, và tiếp tục cho đến khi bạn đã gạch đi tất cả các ô từ 1 đến n theo thứ tự tăng dần.
Thời gian và điểm số: Đo thời gian mà trẻ mất để gạch đi tất cả các ô. Mục tiêu là hoàn thành trò chơi trong thời gian ngắn nhất có thể. Trẻ có thể thử đua với thời gian của mình hoặc thi đấu với người khác để xem ai hoàn thành nhanh hơn.
Trò chơi Schulte có thể sử dụng để kiểm tra khả năng thị giác, rèn luyện khả năng chú ý cho trẻ.
Khi trẻ cảm thấy thành thạo hơn, mẹ có thể tăng kích thước của bảng lưới hoặc thử tìm các ô theo một trình tự ngẫu nhiên thay vì tăng dần.
Mục đích trò chơi Schulte là rèn luyện các đầu dây thần kinh thị giác của trẻ thông qua các bài tập năng động. Nếu trẻ luyện tập thường xuyên, độ nhạy thị giác ngoại biên của nhãn cầu sẽ được cải thiện đáng kể, khả năng xử lý của các vùng thị giác liên quan của não sẽ được cải thiện.
Nhiều cơ sở giáo dục mầm non cũng thường xuyên cho trẻ chơi trò này, mục đích là rèn luyện sự ổn định cho sự chú ý thị giác của trẻ, tăng tốc độ đọc, tăng tốc độ đọc, tập trung tốt hơn.
Trò chơi luyện nghe
Trên thực tế, mục đích của việc rèn luyện trò chơi này là cải thiện thính giác, khả năng lập trình thính giác và khả năng kết hợp thính giác - vận động trong sự tập trung. Nói một cách đơn giản, trò chơi này đặc biệt dành cho những trẻ kém ở những điểm sau đây.
- Trẻ thường xuyên quên hoặc không nhớ hết bài tập về nhà mà giáo viên giao.
- Trẻ không thể tập trung nghe bài giảng lâu trong lớp, sự tập trung dễ bị xáo trộn bởi các yếu tố bên ngoài.
- Chỉ nhớ những điều đơn giản, khi gặp những điều phức tạp rất dễ nhầm lẫn và bối rối.
- Không phản ứng hoặc phản ứng chậm khi nghe giáo viên và các bạn nói.
Nếu cha mẹ nhận thấy con mình trước 8 tuổi mắc phải tình trạng trên thì có thể thử các trò chơi luyện nghe sau đây.
Đối với trẻ từ 2-5 tuổi, hãy dạy con vỗ tay khi nghe thấy tên các loại trái cây, hay giơ tay khi nghe được một mệnh lệnh đặc biệt.
Trẻ từ 5-8 tuổi, hãy cho con nghe các con số, sau đó viết ngược số, hay cho trẻ nghe các từ lộn xộn, sau đó yêu cầu con viết thành câu hoàn chỉnh.
Chơi ghép hình
Trò chơi ghép hình mang tính giáo dục cao, trẻ càng được tiếp xúc sớm ỏ thì càng có thể phát triển trí thông minh tốt hơn. Trò chơi ghép hình mang đến những lợi ích sau đây.
Trong quá trình chơi, trẻ cần liên tục lấy các mảnh ghép, so sánh và suy nghĩ sau cho chúng khớp nhau. Quá trình này là sự phối hợp của mắt, não và tay. Đòi hỏi trẻ phải sự chú ý trực quan, phản xạ não và phối hợp tay tốt.
Trẻ cần liên tục so sánh, quan sát xem mảnh ghép nào đúng và học cách chuyển nó vào vị trí tương ứng, chuỗi hành động này giúp trẻ rèn luyện kỹ năng vận động tinh, phát triển khả năng phối hợp tay và mắt.
Trẻ cũng cần học cách tìm ra “sự khác biệt” và “giống nhau”, chẳng hạn như cách phân biệt giữa một số mảnh ghép có màu sắc rất giống nhau. Đây là những bài tập rèn luyện trí nhớ và làm quen với toán học sớm.
Đứa trẻ cũng cần học tính kiên nhẫn và không bỏ cuộc, đó là điều mà chuyên gia gọi là khả năng chống lại sự thất vọng.
Trò chơi ghép hình mang tính giáo dục cao, trẻ càng được tiếp xúc sớm ỏ thì càng có thể phát triển trí thông minh tốt hơn.