Nếu vận dụng "Định luật quạ" đúng cách, bố mẹ sẽ tìm ra cách nuôi dạy trẻ phù hợp hơn.
Câu chuyện về định luật quạ bắt đầu khi...
Con quạ và chim bồ câu sống trong một khu rừng nhỏ. Một ngày nọ, quạ nói lời tạm biệt với chim bồ câu rằng mình sẽ chuyển đi nơi khác.
Chim bồ câu hỏ: “Tại sao bạn lại muốn chuyển đi? ”
Quạ trả lời: "Thật ra tôi không muốn di chuyển, nhưng người dân ở đây đối xử với tôi không thân thiện. Họ cho rằng tiếng hét của tôi quá khó chịu. Tôi thực sự không thể ở lại lâu hơn nữa ".
Bồ câu suy nghĩ hồi lâu rồi nói với quạ: “Bạn ơi, nếu không thay đổi giọng nói, dù có bay đến đâu, cũng sẽ không có ai chào đón bạn.” Đây là Luật Quạ nổi tiếng.
Trong mối quan hệ gia đình, nhiều bố mẹ mẹ thích áp đặt quan điểm lên giáo dục trẻ, dùng những nguyên tắc chung để điều chỉnh, tuy nhiên vô tình tạo ra tác dụng ngược.
Nếu bố mẹ có thể hiểu được “Định luật Quạ” và tích cực thay đổi, việc giáo dục con cái sẽ dễ dàng hơn.
Khi có niềm đam mê, cảm hứng, lòng dũng cảm và sức mạnh cao đẹp khác tiềm ẩn bên trong, trẻ sẽ vượt qua thách thức, gắn kết hơn với gia đình.
Chuyên gia giáo dục Laura Markham cho biết, “Những quy tắc nuôi dạy dành cho bố mẹ chứ không phải cho trẻ. Trước tiên, bố mẹ phải giải quyết vấn đề của chính mình, sau đó hãy nghĩ cách thiết lập sự gắn kết".
Dựa trên “Định luật con quạ”, các chuyên gia liệt kê 3 điều bố mẹ có thể học hỏi trong quá trình nuôi dạy con.
Ảnh minh họa.
Ngậm “miệng quạ”: Hạn chế thái độ ra lệnh cho con
Điều mà hầu hết mọi người thường thích ở loài quạ là chúng rất ồn ào. Những tiếng quạ cất lên làm cho không gian sống động hơn, tạo ra cảm giác gần gũi với thiên nhiên. Tuy nhiên, sự ồn ào này cũng có thể khiến nhiều người cảm thấy khó chịu, đặc biệt khi không gian cần yên tĩnh.
Trên thực tế, nhiều bậc bố mẹ cũng nhìn thấy điều tương tự trong mắt con. Thường xuyên phàn nà khi trẻ làm điều gì đó chưa phù hợp.
Vì vậy, trong trường hợp này các chuyên gia khuyên rằng bố mẹ nên hạn chế phàn nàn và đổ lỗi. Việc thường xuyên chỉ trích hay phê phán khiến trẻ cảm thấy bị áp lực và không dám thể hiện bản thân.
Thay vì chỉ tập trung vào những gì chưa đúng, bố mẹ nên khuyến khích trẻ bày tỏ cảm xúc và suy nghĩ.
Hạn chế thái độ ra lệnh cho con.
Tấm “lòng quạ”: Thể hiện đến trẻ tình yêu thương
Có câu nói, "Khi bố mẹ dành đủ tình yêu thương, trẻ sẽ tự nhiên cảm thấy biết ơn." Những đứa trẻ lớn lên trong tình yêu thương sẽ trở nên đáng tin cậy. Trẻ hiểu được giá trị của sự tử tế và lòng biết ơn, từ đó hình thành những mối quan hệ tích cực trong cuộc sống.
Một đứa trẻ sẽ không dễ dàng thay đổi trừ khi cảm thấy được yêu thương. Tình yêu thương là nền tảng vững chắc giúp trẻ phát triển về cả mặt cảm xúci.
Khi trẻ cảm nhận được sự ấm áp từ gia đình, có khả năng chấp nhận bản thân dễ dàng hơn. Tình yêu thương giúp trẻ cảm thấy an toàn, động lực để khám phá thế giới xung quanh mà không sợ hãi.
Thể hiện đến trẻ tình yêu thương.
Vì vậy, bố mẹ nên quan tâm nhiều hơn đến nhu cầu tâm lý, làm nhiều, cằn nhằn ít và để trẻ cảm nhận được tình yêu thương vô điều kiện.
Điều này có nghĩa là bố mẹ cần lắng nghe, thấu hiểu những cảm xúc và suy nghĩ, thay vì chỉ tập trung vào việc chỉ trích hay phê phán. Khi cha mẹ dành thời gian để giao tiếp, trẻ sẽ cảm thấy được tôn trọng và chấp nhận, từ đó dễ dàng hơn trong việc mở lòng chia sẻ.
Khi những rào cản tình cảm được phá bỏ và cảm thấy yêu thương, trái tim sẽ mềm mại và sẵn sàng mở lòng.
Sự kết nối giúp trẻ xây dựng lòng tin, hình thành kỹ năng giao tiếp và khả năng xây dựng các mối quan hệ xã hội tích cực.
Trẻ sẽ học được cách thể hiện cảm xúc lành mạnh và biết cách xử lý những vấn đề phức tạp.
“Quạ uống nước”: Nhìn trẻ dưới một góc độ khác
Tiếng kêu của quạ là khuyết điểm khiến nó tự ti.
Nhưng quạ cũng có những ưu điểm riêng. Ai đã xem "Quạ uống nước" đều biết quạ có thể ngậm đá vào miệng và ném vào chai để đổ đầy nước.
Vì vậy, trong trường hợp này, bố mẹ được khuyên không nên chỉ tập trung khuyết điểm của trẻ, mà nên khám phá những ưu điểm khác.
Nhìn trẻ dưới một góc độ khác.
Cố gắng khám phá những khía cạnh tích cực trong hành vi của trẻ có thể khơi dậy ý thức về giá trị, sử dụng điểm mạnh để thúc đẩy những thay đổi về khuyết điểm.
Sự tự tin của trẻ cũng sẽ được kích thích, chủ động thay đổi và tìm thấy phiên bản tốt hơn của chính mình.
Mục đích nuôi dạy của bố mẹ không chỉ mang lại cho con một cuộc sống sung túc, mà còn truyền đi tình yêu thương, nghị lực và khả năng vượt qua khó khăn.
Khi hiểu được cách hoạt động của “Định luật Quạ”, bố mẹ không ép buộc, áp đặt, mà thay vào đó trao cho trẻ đủ tình yêu thương, sự tự do nhất định, nhằm kích thích tiềm năng phát triển tốt hơn, biết cách xây dựng cuộc sống hạnh phúc, thành công trong tương lai.