4 khác biệt rõ rệt giữa đứa trẻ nói nhiều và đứa trẻ nói ít khi lớn lên

Kiều Trang - Ngày 13/04/2023 05:33 AM (GMT+7)

Những đứa trẻ nói nhiều hơn và những đứa trẻ nói ít hơn có thể có sự khác biệt trong nhiều khía cạnh khi lớn lên.

Nói nhiều và nói ít có ảnh hưởng lớn đến trẻ không? Vấn đề này đã làm dấy lên cuộc tranh luận sôi nổi giữa nhiều người. Một số người cho rằng đứa trẻ nói nhiều có thể giao tiếp xã hội, và trẻ nhất định sẽ nhận được rất nhiều tài nguyên khi lớn lên.

Một số người khác lại cho rằng, một đứa trẻ ít nói sẽ tỏ ra rất điềm tĩnh và khiến mọi người xung quanh cảm thấy đứa trẻ này rất đáng tin cậy. Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng trẻ thích nói hay không, liên quan đến tính cách của trẻ, đó là bản năng người lớn không cần can thiệp quá nhiều.

Dù mỗi người có ý kiến ​​khác nhau, nhưng phải công nhận rằng việc trẻ nói nhiều và ít nói theo thời gian quả thực sẽ có tác động rất lớn về một số mặt.

4 khác biệt rõ rệt giữa đứa trẻ nói nhiều và đứa trẻ nói ít khi lớn lên - 2

4 khác biệt rõ rệt giữa đứa trẻ nói nhiều và đứa trẻ nói ít khi lớn lên - 3

Nói nhiều và nói ít sẽ tạo ra khoảng cách về trí tuệ

Những đứa trẻ nói nhiều hơn thường có khả năng tiếp thu kiến thức tốt hơn, do có xu hướng đặt câu hỏi và thảo luận về các chủ đề khác nhau. Trong khi đó, những đứa trẻ nói ít hơn có thể không có nhiều cơ hội để học hỏi từ người khác và tiếp thu kiến thức.

Viện Công nghệ Massachusetts đã từng công bố một báo cáo nghiên cứu, trong đó đề cập: "Trong số những đứa trẻ cùng trang lứa, những đứa trẻ nói nhiều có chỉ số IQ cao hơn nhiều so với những đứa trẻ ít nói."

Các nhà khoa học cũng đã sử dụng nghiên cứu để liên tục xác nhận tác động tích cực của khả năng ngôn ngữ đối với sự phát triển của não bộ. Bộ não con người có hai khu vực, một là khu vực Broca chịu trách nhiệm tổ chức ngôn ngữ, và khu vực kia là khu vực Wernicke chịu trách nhiệm hiểu ngôn ngữ.

Khi trẻ nói nhiều, sự kết nối giữa vùng Broca và vùng Wernicke có thể kích thích tạo ra các kết nối thần kinh trong não, từ đó thúc đẩy não bộ phát triển tốt hơn. Do đó, trẻ càng nói chuyện với người khác nhiều thì hoạt động của vùng liên quan đến ngôn ngữ trong não trẻ càng mạnh, điều này sẽ thúc đẩy hoạt động tích cực của não một cách tự nhiên.

4 khác biệt rõ rệt giữa đứa trẻ nói nhiều và đứa trẻ nói ít khi lớn lên - 4

Đứa trẻ thường đặt câu hỏi, chứng tỏ trí tò mò của trẻ đang được kích hoạt rất tốt.

4 khác biệt rõ rệt giữa đứa trẻ nói nhiều và đứa trẻ nói ít khi lớn lên - 5

Nói nhiều và nói ít sẽ tạo ra khoảng cách về năng lực học tập

Những đứa trẻ nói nhiều hơn thường có kỹ năng giao tiếp tốt hơn và dễ dàng thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, ý kiến của mình. Trong khi đó, những đứa trẻ nói ít hơn có thể gặp khó khăn trong việc thể hiện ý kiến của mình, và có thể cảm thấy khó khăn trong việc giao tiếp với người khác.

Kỹ năng ngôn ngữ của trẻ không chỉ liên quan đến khả năng thể hiện bản thân, mà còn ảnh hưởng đến kỹ năng đọc viết và hiểu của trẻ. Các nhà tâm lý học trẻ em Betty Hart và Todd Risley đã thực hiện một nghiên cứu “30 triệu từ” rất nổi tiếng:

Họ đã tìm thấy 42 nhóm gia đình và thấy rằng khi trẻ lên 4, vốn từ vựng mà trẻ thuộc các gia đình khác nhau nắm vững là rất khác nhau. Trẻ có khả năng diễn đạt tốt, và trẻ có khả năng diễn đạt trung bình có sự khác biệt là 30 triệu từ.

Thông qua một nghiên cứu theo dõi trong 6 năm, họ phát hiện ra rằng những đứa trẻ có vốn từ vựng phong phú trong những năm đầu đời có thành tích học tập vượt trội, so với những đứa trẻ có vốn từ vựng tổng quát hơn.

Ngoài ra, Dana Suskind, giáo sư y khoa tại Chicago cũng đã thực hiện một nghiên cứu. Dana Susskind nghiên cứu liệu lượng ngôn ngữ mà trẻ tiếp xúc sớm, có tác động rất khác nhau đến cấu trúc và sự phát triển não bộ của trẻ hay không, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng học hỏi và hình thành tính cách của trẻ.

Sau 30 năm nghiên cứu phức tạp, cô phát hiện ra rằng: Tình trạng kinh tế xã hội của bố mẹ không ảnh hưởng đến phẩm chất của đứa trẻ, ngược lại, ngôn ngữ được sử dụng trong cuộc trò chuyện giữa bố mẹ và đứa trẻ quyết định thành tích xã hội của đứa trẻ trong tương lai.

Vì một môi trường ngôn ngữ tốt có thể thúc đẩy sự phát triển các tế bào thần kinh não bộ của trẻ. Nói cách khác, bố mẹ hãy giao tiếp với trẻ nhiều hơn và để trẻ sử dụng ngôn ngữ nhiều hơn, khả năng hiểu và học của trẻ sẽ ngày càng vượt trội.

4 khác biệt rõ rệt giữa đứa trẻ nói nhiều và đứa trẻ nói ít khi lớn lên - 6

Kỹ năng ngôn ngữ tốt, là một yếu tố đánh giá năng lực học tập tốt ở trẻ.

4 khác biệt rõ rệt giữa đứa trẻ nói nhiều và đứa trẻ nói ít khi lớn lên - 7

Nói nhiều và nói ít sẽ tạo ra khoảng cách về năng lực cạnh tranh

Những đứa trẻ nói nhiều hơn thường có sự tự tin cao hơn, và dễ dàng tỏ ra mình là người dẫn đầu. Trong khi đó, những đứa trẻ nói ít hơn có thể tỏ ra cảm giác thụ động hơn, và không có nhiều sự tự tin trong bản thân.

Giáo sư Thanh Hoa Peng Kaiping cho biết: "Trong xã hội tương lai, nhân tài phải có hai khả năng. Khả năng thứ nhất là có khả năng suy nghĩ khác biệt; và khả năng thứ hai là có khả năng giao tiếp với người khác". Trong bất kỳ lĩnh vực nào, nếu muốn vượt trội, đại khái có hai cách:

"Một cách là đạt đến trình độ cao nhất trong lĩnh vực chuyên môn, và thành thật mà nói, cách này rất khó đạt được. Một cách khác là khả năng chuyên môn của bạn không nhất thiết phải đặc biệt mạnh, có thể chỉ ở mức trung bình trở lên, nhưng bạn có kỹ năng giao tiếp và diễn đạt tốt, và bạn có thể tập hợp nhiều nguồn lực và thế mạnh để dễ dàng truyền tải nội dung của lĩnh vực này, giải thích cho công chúng, phá vỡ khoảng cách hiểu biết giữa các ngành nghề.

Hãy để nhiều thông tin được truyền đến nhiều người hơn, nhờ khả năng diễn đạt và giao tiếp của bạn, kết nối với nhau, thậm chí tập hợp lại với nhau, lấy ngôn ngữ của bạn làm nòng cốt, những người như vậy chắc chắn sẽ có tính cạnh tranh và khả năng lãnh đạo cao hơn."

Một đứa trẻ có thể diễn đạt nhiều từ, giống như có một cánh cửa đến với bất kỳ ngôn ngữ nào, và trẻ có thể tùy ý kết nối giữa các mối quan hệ ngôn ngữ khác nhau. Một đứa trẻ ít nói, không thể diễn đạt sẽ giống như bị nhốt trong giếng sâu, mò mẫm dọc theo bức tường đá, dù thế nào cũng không tìm được lối ra.

Vì vậy, để con có trình độ cao hơn trong tương lai, bố mẹ phải trau dồi kỹ năng diễn đạt ngôn ngữ cho trẻ ngay từ nhỏ. 

4 khác biệt rõ rệt giữa đứa trẻ nói nhiều và đứa trẻ nói ít khi lớn lên - 8

Đứa trẻ nói nhiều, thường sẽ rất tự tin về năng lực của bản thân.

4 khác biệt rõ rệt giữa đứa trẻ nói nhiều và đứa trẻ nói ít khi lớn lên - 9

Nói nhiều và nói ít sẽ tạo ra khoảng cách về tạo dựng mối quan hệ 

Những đứa trẻ nói nhiều hơn thường có nhiều bạn bè hơn, và dễ dàng tạo ra mối quan hệ xã hội tốt hơn. Trong khi đó, những đứa trẻ nói ít hơn có thể gặp khó khăn trong việc tạo ra mối quan hệ xã hội, và có thể cảm thấy cô đơn hơn.

Giáo sư Li Meijin, một nhà tâm lý học nổi tiếng, đã từng đề cập đến một sự cố thú vị mà bà gặp phải trong bài phát biểu của mình. Một lần vừa vào thang máy, bà nhìn thấy một cậu bé bước vào, liền gọi: “Bà ơi, bà nhấn tầng nào chưa?” Bà đã cười với đứa trẻ và nói: “Cảm ơn cháu, bà đã nhấn rồi”.

Giáo sư Li Meijin cho biết, từ câu nói này có thể biết cậu bé không chỉ do mẹ nuôi dưỡng mà cả bố, ông bà nội hoặc ông bà ngoại cũng phải tham gia vào quá trình nuôi dạy đứa trẻ. Bởi vì đứa trẻ này rất hoạt bát, hiểu biết nhiều, điều đó có nghĩa là xung quanh trẻ phải có nhiều người thường nói chuyện với cậu. Hầu hết những đứa trẻ nói nhiều đều như vậy.

Bà cũng yêu cầu mọi người làm một thí nghiệm nhỏ, nếu ở đơn vị công tác hoặc ở nhà bạn có một cháu bé khoảng 3 tuổi biết nói, bạn hãy đến bên trẻ và nói với trẻ: “Con gọi cô là cô (hoặc chú), và cô (chú) sẽ cho con những món ăn ngon".

Những đứa trẻ hơi nhút nhát, mở miệng một cách khó khăn, hoặc luôn cúi đầu và không bao giờ chào hỏi người khác, về cơ bản là do kỹ năng giao tiếp xã hội kém. Những đứa trẻ này, thường ít trò chuyện với người khác và thiếu ngôn ngữ đầu vào nên sẽ bị hạn chế về cách diễn đạt.

Mặc dù kết luận này không phải là tuyệt đối, nhưng việc giao tiếp nhiều hơn giữa các thành viên trong gia đình sẽ giúp trẻ học được nhiều từ vựng hơn, và khả năng giao tiếp, xây dựng mối quan hệ với người khác sẽ đạt được ở một mức độ nhất định.

Vì vậy, bố mẹ cần dành thời gian để trò chuyện với con, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống hàng ngày... Những khoảng thời gian trò chuyện này, không chỉ giúp gắn kết mối quan hệ bố mẹ và con cái chặt chẽ hơn, mà còn khiến trẻ có mong muốn bày tỏ nhiều hơn.

Tóm lại, sự khác nhau giữa đứa trẻ nói nhiều và đứa trẻ nói ít không thể đưa ra một kết luận chung và tuyệt đối, cũng như không định nghĩa được sự phát triển và thành công của mỗi đứa trẻ. Tuy nhiên, có thể có một số ảnh hưởng dựa trên mức độ phát triển kỹ năng ngôn ngữ, và giao tiếp xã hội của trẻ ở từng giai đoạn. 

Do đó, sự phát triển của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, không chỉ là khả năng nói nhiều hay ít. Bố mẹ cần hiểu và tôn trọng cá tính của từng đứa trẻ, để đưa ra phương pháp giáo dục phù hợp, từ đó khuyến khích sự phát triển toàn diện của trẻ.

4 khác biệt rõ rệt giữa đứa trẻ nói nhiều và đứa trẻ nói ít khi lớn lên - 10

Khi kỹ năng giao tiếp tốt, việc xây dựng các mối quan hệ đối với trẻ sẽ rất dễ dàng.

Khi trẻ hỏi Con và em, mẹ yêu ai hơn, câu trả lời hoàn hảo không phải  Mẹ yêu cả hai, chuyên gia mách câu đáp chuẩn
Chuyên gia tâm lý Quang Thị Mộng Chi chia sẻ về cách bố mẹ thể hiện tình yêu thương đồng đều giữa những đứa con, để anh em trong gia đình luôn chung...

Trẻ tiểu học

Theo Kiều Trang Dịch từ Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Phương pháp giáo dục sớm